Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Diệp hạ châu hay còn gọi diệp hạ châu đắng, chó đẻ răng cưa, cây chó đẻ. Loài cây này được coi là vị thuốc trong điều trị bệnh bệnh về gan, sỏi thận, tiêu hóa kém… Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách sẽ gặp phải các tác dụng phụ của diệp hạ châu làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Theo đông y, diệp hạ châu là một trong những vị thuốc dân gian có dược tính mạnh, dùng trong điều trị các bệnh lý vàng da, xơ gan, viêm gan virus, mụn nhọt lở loét, mẩn ngứa. Ngoài ra, nó còn được dùng trong điều trị các bệnh lý đường tiết niệu (như sỏi thận, viêm đường tiết niệu…), bệnh đường tiêu hóa (như đầy bụng khó tiêu, chán ăn, dạ dày, viêm đại tràng…), bệnh đường hô hấp (như ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao…).

Tác dụng phụ của diệp hạ châu 1

Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Mặc dù diệp hạ châu rất tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó loại cây này cũng có một số tác dụng phụ cần chú ý như sau: 

  • Diệp hạ châu có tính hàn, vì vậy giúp thanh nhiệt, giải độc nhưng nếu người mang nhiều tính hàn dùng sẽ mất cân bằng sinh nhiều bệnh tật không tốt. 
  • Diệp hạ châu còn là vị thuốc tối kỵ đối với chị em phụ nữ đang mang thai, vì gây co thắt tử cung, mạch máu, uống vào gây sảy thai. Nên không sử dụng diệp hạ châu cho phụ nữ có thai hoặc có thể mang thai.
  • Có một số nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như gây khó chịu dạ dày hoặc tiêu chảy của diệp hạ châu.
  • Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia nghiên cứu chưa có liều dùng của diệp hạ châu cho trẻ em
  • Mặt khác, nếu bạn đang trong các trường hợp sau thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng diệp hạ châu: Đái tháo đường, Rối loạn đông máu, Sử dụng thuốc làm loãng máu, Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần, Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau

 

Tác dụng phụ của diệp hạ châu 2

Tác dụng của diệp hạ châu

Các bài thuốc dân gian có sử dụng diệp hạ châu mang lại hiệu quả

Theo kinh nghiệm dân gian của ông cha để lại, Diệp hạ châu được dùng trong nhiều bài thuốc cổ truyền mang lại hiệu quả như:

Bài thuốc: Chữa viêm gan B

Diệp hạ châu 30g, Nhân trần 12g, Sài hồ 12g, Chi tử 8g, Hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.

Cách làm: Tất cả các vị thuốc cần đem rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào nồi sắc thuốc với khoảng 1 lít nước. Đun với sôi rồi hạ lửa nhỏ, đun tiếp đến khi còn nửa nước, tắt bếp để nguội, uống trong ngày.

Bài thuốc: Chữa viêm gan, vàng da

Diệp hạ châu 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g, sắc (nấu)  uống. 

Cách làm: Tất cả các vị thuốc cần đem rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào nồi sắc thuốc với khoảng 1 lít nước. Đun với sôi rồi hạ lửa nhỏ, đun tiếp đến khi còn nửa nước, tắt bếp để nguội, uống trong ngày.

Bài thuốc: Chữa xơ gan cổ trướng

Diệp hạ châu sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình 30 – 40 ngày.

Chú ý: Thuốc rất đắng

Bài thuốc: Chữa mụn nhọt, sưng đau

Diệp hạ châu tươi rửa sạch bỏ rễ với một ít muối giã nát, thêm nước vừa đủ, chắt lấy nước uống, dùng bã đắp vào mụn và chỗ đau.

Bài thuốc: Chữa trẻ em tưa lưỡi

Giã cây diệp hạ châu tươi chắt lấy nước cốt. Dùng đánh rơ lưỡi hàng ngày cho bé.

Bài thuốc: Chữa viêm đường tiết niệu

Diệp hạ châu 1g, Xuyên tâm liên 1g, Nhọ nồi 2g

Cách làm: Đem rửa sạch các nguyên liệu, sau đó mang đi phơi khô dưới tán cây, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi đã khô, đem nguyên liệu tán thành bột rồi sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc: Chữa ăn uống không ngon miệng, đau bụng, sốt

Diệp hạ châu 1g, Nhọ nồi 2g, Xuyên tâm liên 1g. 

Cách làm: Đem rửa sạch các nguyên liệu, sau đó mang đi phơi khô dưới tán cây, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi đã khô, đem nguyên liệu tán thành bột rồi sắc lấy nước uống trong ngày. Uống ngày 3 lần.