Probiotic là gì? Probiotic trong nuôi trồng thủy sản và trong chăn nuôi có những vai trò và ứng dụng như thế nào? Nếu độc giả đang băn khoăn thắc mắc về vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhé!
Probiotic là gì?
Probiotic là tên gọi chung dành cho nhóm các loài vi khuẩn, vi sinh vật có lợi với nhiều vai trò quan trọng với con người cũng như trong đời sống xã hội. Theo một định nghĩa khác thì probiotic là những vi sinh vật, thường là vi khuẩn hoặc nấm men khi được dung nạp vào trong cơ thể với hàm lượng phù hợp sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe con người.
Trong tự nhiên, probiotic thường có mặt ở trong hệ tiêu hóa, đường ruột của các loài động vật (bao gồm cả con người), trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, đậu tương…
Mỗi một loài probiotic sẽ có những công dụng và lợi ích riêng biệt, nhưng đa phần chúng đều có công dụng cho hệ tiêu hóa cụ thể là giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định chức năng, bảo vệ niêm mạc, phòng ngừa tổn thương, bệnh lý… Bên cạnh đó một số loài còn có công dụng khác như: tăng cường miễn dịch, hạ cholesterol, giảm huyết áp, chống đông máu…
Trong thực tế có rất nhiều loại vi sinh vật probiotic khác nhau, tuy nhiên chỉ có một số loại nhất định là được ứng dụng vào trong đời sống. Các loại probiotic này được chia thành 3 nhóm khác nhau là:
+ Nhóm các loài vi khuẩn thuộc chi Bacillus: là một chi vi khuẩn thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều loài khác nhau. Ví dụ: Bacillus clausii, Bacillus polyfermenticus, Bacillus subtilis, Bacillus Coagulans.
+ Nhóm các loài vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus: là một chi vi khuẩn bao gồm các loài có dạng hình que(trực khuẩn) hay hình cầu. Ví dụ: Lactobacillus Reuteri, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus rhamnosus.
+ Nhóm các loài vi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium: là một chi vi khuẩn bao gồm các loài có dạng hình que (trực khuẩn), phân nhánh. Ví dụ: Bifidobacterium bifidum, Bifidobacterium breve, Bifidobacterium infantis, Bifidobacterium longum.
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay của probiotic trong nuôi trồng thủy sản là: Các sản phẩm probiotic sử dụng trong ngành thủy hải sản thường với 2 mục đích chính là xử lý môi trường nước và nâng cao sức khỏe, chất lượng thủy sản.
Với mục đích nâng cao sức khỏe và chất lượng thủy sản, probiotic thường được trộn chung vào trong thức ăn. Những lợi ích cụ thể mà probiotic mang lại cho vật nuôi thủy hải sản là:
+ Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
+ Giúp bảo vệ niêm mạc khỏi những tổn thương viêm loét.
+ Sản sinh ra các loại men tiêu hóa giúp tăng cường chức năng tiêu hóa thức ăn, nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng cho vật nuôi.
+ Nâng cao sức đề kháng cho thủy sản, hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh truyền nhiễm dưới nước.
Với mục đích cải tạo, xử lý, làm sạch môi trường nước, probiotic thường được sử dụng bằng cách hòa tan vào trực tiếp vào trong môi trường:
+ Giúp phân giải các loại chất hữu cơ tích lũy ở trong nước, ở đáy ao, hồ, đầm nuôi thủy sản.
+ Điều chỉnh các thành phần vi sinh trong môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản phát triển.
+ Giúp làm giảm nồng độ COD, H2S trong môi trường, giảm nguy cơ nhiễm độc.
Trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, gia súc, probiotic được ứng dụng bổ sung vào trong thức ăn nhằm giúp cho các vật nuôi khỏe mạnh hơn, tăng năng suất sinh trưởng và phát triển, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị và tối ưu hóa lợi nhuận.
Những lợi ích cụ thể mà probiotic trong chăn nuôi mang lại cho các vật nuôi gia cầm, gia súc là:
+ Giúp thiết lập sự ổn định của hệ vi sinh trong đường tiêu hóa: các vi khuẩn probiotic sẽ cạnh tranh trực tiếp với các loài vi sinh vật gây hại, loại bỏ chúng, ngăn chặn quá trình sản sinh độc tố của vi khuẩn gây bệnh, cân bằng pH đường ruột.
+ Giúp tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn nhờ tác dụng tiết ra nhiều loại enzyme tiêu hóa thức ăn. Từ đó giúp vật nuôi ham ăn hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt, tối ưu hiệu quả của thức ăn chăn nuôi.
+ Giúp nâng cao hệ miễn dịch cho vật nuôi, tăng sức đề kháng theo cơ chế kích thích miễn dịch, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh ở cả bên trong và bên ngoài.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những ứng dụng của probiotic trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/