Nhàu là một loại cây thuốc được biết đến rất phổ biến tại đất nước Việt Nam chúng ta. Công dụng của rễ nhàu khô là gì? Nguyên liệu cao khô rễ nhàu được sản xuất như thế nào? Mua bán ở đâu uy tín chất lượng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Tìm hiểu về cây nhàu
Nhàu là một loài thực vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả điều kiện khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Do đó loài cây này phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới trải dài từ vùng Đông Nam Á, Tây Ấn đến Hawaii… Tại Việt Nam, cây nhàu thường mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam và một số tỉnh ở miền Trung.
Cây nhàu có danh pháp khoa học là Morinda citrifolia thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Những đặc điểm thực vật của cây nhàu là:
+ Chiều cao khoảng 6 – 8m, thân cây nhẵn có màu lục hoặc màu nâu nhạt. Cây có nhiều cành, cành non có màu xanh có rãnh, tiết diện vuông còn cành già có màu nâu xám tiết diện tròn.
+ Lá nhàu có màu xanh bóng đậm, hình bầu dục dài khoảng 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm. Gân lá hình lông chim có 6 – 7 cặp gân phụ, cuống lá dài khoảng 1 – 2cm.
+ Hoa nhàu màu trắng thường nở vào tháng 1 – 2, mọc thành cụm hoa, trục cụm hoa hình trụ có màu xanh lục.
+ Quả nhàu là loại quả hạch kép, hình trứng dài 5 – 6cm, khi non màu xanh nhạt, khi già màu vàng và nhẵn bóng. Quả thường chín vào khoảng tháng 7 – 8.
+ Hạt nhàu hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen.
Cây nhàu có nhiều bộ phận có thể dùng làm dược liệu, làm thuốc bao gồm: quả, lá, vỏ, rễ. Trong đó rễ nhàu là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.
Rễ nhàu chứa nhiều hợp chất tốt như: glucozit anthraquinone, alkaloids, polysaccharides… Rễ nhàu thường được phơi khô để làm dược liệu hoặc chế thành cao. Tác dụng của rễ nhàu khô là:
+ Giúp nhuận tràng nhẹ, dùng lâu dài có thể trị táo bón.
+ Tác dụng lợi tiểu nhẹ.
+ Giúp thư giãn thần kinh, làm êm dịu hệ thần kinh giao cảm.
+ Giúp hạ huyết áp cho người cao huyết áp.
+ Giúp đào thải độc tố, tăng cường khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do gây hại.
+ Giúp tăng cường miễn dịch, kích thích sản xuất các tế bào T.
+ Giúp chống viêm, giảm đau: trong các trường hợp đau nhức cơ xương khớp, viêm khớp, các vết thương ngoài da, đau dây thần kinh, đau nửa đầu…
Rễ nhàu là bộ phận có thể thu hái được quanh năm. Sau khi thu hoạch, rễ nhàu sẽ được rửa sạch để loại bỏ bùn đất, để ráo nước rồi cắt khúc hoặc thái lát mỏng.
Để làm cao khô thì đầu tiên người ta sẽ cần phải nấu cao dược liệu từ rễ nhàu để thu được dịch chiết chứa nhiều hoạt chất. Dung môi sử dụng để nấu cao thường là nước. Rễ nhàu sẽ được đun sôi trong nồi nấu cao chuyên dụng hoặc nồi thông thường có vung đậy kín.
Sau khi nấu cao, phần dịch chiết sẽ được thu lấy bằng thiết bị hoặc dụng cụ lọc thích hợp để loại bỏ hết bã dược liệu. Tiếp đến dịch chiết rễ nhàu sẽ được cô đặc để loại bỏ bớt hàm lượng nước. Để làm được cao khô thì sẽ cần phải cô đặc đến độ ẩm chỉ còn khoảng 10 – 15%.
Cuối cùng dịch chiết cô đặc sẽ được sấy bằng thiết bị chuyên dụng như máy sấy phun sương để thu được bột cao khô rễ nhàu. Lúc này hàm lượng ẩm trong cao sẽ chỉ ở mức dưới 5%.
Tại Việt Nam, không khó để chúng ta có thể mua được cao khô rễ nhàu nói riêng và các loại cao dược liệu nói chung ở các cửa hàng dược liệu, tiệm thuốc đông y, các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, các công ty chuyên sản xuất và phân phối cao dược liệu hoặc đông dược…
Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, chúng ta chỉ nên chọn mua ở những đơn vị uy tín có thương hiệu trên thị trường. Và một trong những đơn vị tốt nhất tại Việt Nam là Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen.
Cao khô rễ nhàu của thương hiệu Biogreen có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường:
+ Nguyên liệu tuyển chọn được nuôi trồng hữu cơ không hóa chất, không phân bón hóa học.
+ Công nghệ chiết tách và sản xuất hiện đại, đặc biệt là công nghệ sấy phun sương giúp cho hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu đạt được ở mức tối ưu nhất.
Tên sản phẩm: Cao khô rễ nhàu.
Xuất xứ: Việt Nam.
Dạng bào chế: bột cao khô.
Mô tả: bột mịn đồng nhất.
Mùi vị: mùi vị đặc trưng của đan sâm.
Quy cách đóng gói: 1 kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Làm nguyên liệu phù hợp cho các dạng bào chế: Cốm, bột, sủi, viên nang, viên nén.
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.