Cao đặc đương quy di thực

Cao đặc đương quy di thực

Đương quy di thực là cây gì? Cao đặc đương quy di thực được sản xuất như thế nào? Cao đương quy di thực có tác dụng gì cho sức khỏe? Nếu bạn đọc đang băn khoăn thắc mắc về những vấn đề kể trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp 1 cách dầy đủ và chi tiết nhé!

Cao đặc đương quy di thực 1

Rễ đương quy di thực được dùng làm dược liệu

Đương quy di thực là gì? 

Đương quy di thực hay đương quy Nhật Bản là loài thực vật có tên khoa học là Angelica acutiloba thuộc họ cây Hoa tán (Apiaceae) và chi Đương quy hay Bạch chỉ (Angelica). Đây là loài cây có nguồn gốc từ Nhật Bản sau đó di thực và du nhập vào một số quốc gia khác ở châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia…

Đương quy di thực thường mọc ở những nơi có khí hậu mát mẻ như bờ sông, thung lũng, đồi núi… Một số đặc điểm nhận biết của loài thực vật này là: 

+ Cây cao khoảng 0,3 – 1m mọc thẳng, vỏ thân màu từ đỏ tới tía, nhẵn và có gân mỏng.  

+ Lá cây có màu xanh đậm, mọc xen kẽ. Hầu hết các ká đều không có cuống, một số có cuống ngắn. Lá thuôn dài, có khía hình mũi mác và khía răng cưa. 

+ Hoa đương quy di thực mọc thành cụm, mỗi cụm thường có khoảng 15 – 45 hoa. Hoa có 5 cánh hoa màu trắng thường có hình trứng thuôn dài. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8. 

+ Quả thuôn hẹp với chiều dài 4 – 5 mm và đường kính 1 – 1,5 mm. Quả thường ra vào khoảng tháng 8 đến tháng 9. 

Đương quy di thực là dược liệu quý được sử dụng trong y học cổ truyền Nhật Bản từ lâu đời. Bộ phận được dùng làm thuốc của đương quy di thực là phần rễ:

+ Rễ cây dài 10 – 25 cm và đường kính 1 – 2,5 cm có nhiều rễ nhánh mọc ra giống như đuôi ngựa. 

+ Rễ nhánh có đường kính chỉ 0,2 – 1 cm. 

+ Màu của rễ từ nâu đậm đến nâu đỏ. Rễ có mùi thơm hăng và khi nếm sẽ có vị hơi ngọt, sau đó là vị đắng. 

+ Rễ khi cắt ra có màu trắng ngà bên trong, có vân tròn. 

Cao đặc đương quy di thực 2

Cây đương quy di thực

Cao đặc đương quy di thực được sản xuất như thế nào? 

Cao đặc đương quy di thực là chế phẩm được làm từ nguyên liệu rễ đương quy di thực với độ ẩm ở trong khoảng 10 – 15%, sau khi trải qua quy trình sản xuất gồm 4 giai đoạn cơ bản là: sơ chế, nấu cao, lọc bã và cô đặc.

+ Giai đoạn sơ chế: rễ đương quy di thực sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất lẫn từ môi trường. Sau đó thái nhỏ dược liệu: rễ chính thành lát lỏng, rễ phụ có thể cắt thành từng đoạn ngắn.

+ Giai đoạn nấu cao: Cần sử dụng nồi dung tích lớn hoặc thiết bị nấu cao dược liệu chuyên dụng. Bỏ đương quy di thực sơ chế vào bên trong nồi, đổ nước hoặc dung môi tương ứng vào sao cho nước ngập hết dược liệu. Sau đó đun sôi hỗn hợp ở nhiệt độ cao rồi để lửa nhỏ.

+ Giai đoạn lọc bã: Sau khi nấu dược liệu sẽ thu được dịch chiết với đầy đủ dưỡng chất lấy từ đương quy di thực. Sử dụng vải mềm để lọc hoặc dung thiết bị lọc chuyên dụng bể loại bỏ bã dược liệu.

+ Giai đoạn cô đặc: dịch chiết đương quy di thực sẽ được cô đặc ở nhiệt độ thấp để làm bay hơi bớt độ ẩm. Trong quá trình cô đặc cần phải khuấy liên tục để tránh tình trạng cháy khét ở đáy nồi. Nếu sử dụng những thiết bị cô đặc chuyên dụng có những cánh khuấy sẽ giảm bớt được gánh nặng trong sản xuất. Giai đoạn cô đặc sẽ kết thúc khi đạt được hàm lượng độ ẩm khoảng 10 – 15%.

Cao đặc đương quy di thực 3

Cao đặc đương quy di thực

Cao đương quy di thực có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, đương quy di thực từ Nhật Bản sẽ có tính vị, công năng, chủ trị gần như tương tự đương quy (angelica sinensis) có nguồn gốc từ Trung Quốc.

+ Tính vị: cam, tân, ôn (ngọt, cay, ấm).

+ Quy kinh: đương quy di thực quy kinh vào can, tâm và tỳ.

+ Công năng: Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện.

+ Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Đương quy di thực có thể dùng đơn độc hoặc dùng kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để tăng cường thêm hiệu quả điều trị trong từng trường hợp cụ thể. Liều lượng sử dụng đương quy di thực mỗi ngày với loại dược liệu khô sẽ là 6 g đến 15 g (dùng bằng cách sắc lấy nước uống), còn với cao đặc sẽ khoảng 2 – 5g (dùng bằng cách hòa với nước ấm).

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về cao đặc đương quy di thực. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/