Cao côn bố: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng

Cao côn bố: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng

Côn bố là một loại dược liệu ít được người dân trên thế giới biết đến nhưng được sử dụng trong y học cổ truyền của khá nhiều nước phương Đông. Cao côn bố có nguồn gốc từ đâu, công dụng và cách sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Cao côn bố: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng 1

Cao côn bố có tác dụng gì?

Nguồn gốc của cao côn bố

Cao côn bố là chế phẩm được sản xuất và bào chế từ nguồn nguyên liệu thô là côn bố tự nhiên. 

Côn bố là tên gọi của 1 loài tảo biển dẹt, thường có màu nâu với tên khoa học là: Laminaria japonica thuộc họ thực vật Côn bố (Laminariaceae). Côn bố còn có nhiều tên gọi khác bao gồm: hải đới, luân bố, hải côn bố…

Trên thế giới, côn bố hầu như chỉ phân bố tại các vùng biển thuộc địa phận của Trung Quốc, chúng thường được tìm thấy nhiều ở các biển Sơn đông, Phúc kiến, Liêu Ninh… Tại Việt Nam, có một số tài liệu ghi chép rằng biển nước ta có thể có 1 loài côn bố tên là Laminaria flexicaulis. Mặc dù vậy thì hiện nay, chúng ta chưa khai thác được mà đa phần côn bố chúng ta đều nhập từ bên nước ngoài. 

Một số đặc điểm thực vật học đặc trưng của loài côn bố là: 

+ Thân bao gồm 2 bộ phận chính là phần hình trụ và phần dẹt dài giống như lá. 

+ Phần dẹt của côn bố thường có chiều dài khoảng 50 – 60 cm, chiều rộng chỉ khoảng 5 – 6 cm, ở giữa kết cấu dày, mép mỏng, uốn lượn hình sóng.

+ Phần dẹt thường chia thành hai cánh xẻ như lông chim, thùy hình lưỡi dài, mép có răng cưa nhỏ.

Toàn bộ các phần của côn bố đều có thể sử dụng được. Chúng thường được thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu. Sau khi thu lấy từ biển, côn bố sẽ được ngâm trong nươc ngọt để giảm bớt vị mặn, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi cắt thành sợi, sau đó phơi khô để làm dược liệu, nấu cao hoặc làm thực phẩm. 

Cao côn bố: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng 2

Côn bố sau khi thu lấy từ tự nhiên

Cao côn bố có những tác dụng gì? 

Theo các tài liệu y học cổ truyền của Trung Quốc, côn bố có vị mặn tính hàn, quy kinh vào can, thận và vị. Vị thuốc này có công năng chính là: trừ đờm, nhuyễn kiên, lợi niệu nên thường được sử dụng trong các trường hợp: đờm nhiều, bướu cổ, tuyến giáp sưng to, viêm phế quản mạn tính, phù chân, phù toàn thân, sưng đau hạch…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, cao côn bố có chứa thành phần các dưỡng chất bao gồm:

+ 60 % các hợp chất carbohydrate, chủ yếu là các hoạt chất angin, lactozan và pentozan chiếm đa số. 

+ Còn lại là các vitamin, protid, khoáng chất và một phần nhỏ chất béo. 

+ Các khoáng chất trong côn bố chủ yếu là: iod, kali, sắt và canxi. 

Sử dụng cao côn bố sẽ đem đến một số lợi ích sức khỏe đã được chứng minh là: 

+ Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các trường hợp bị bướu cổ, sưng tuyến giáp do nguyên nhân là thiếu iod. 

+ Giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu. 

+ Tác dụng ức chế cơn trơn, làm giãn cơ trơn rất có lợi trong trường hợp bị ho, hen suyễn kéo dài. 

Cao côn bố: Nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng 3

Côn bố sau khi phơi khô làm dược liệu

Cách sử dụng cao côn bố hiệu quả

Với dược liệu côn bố khô thì chúng ta có thể sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống hoặc nghiền ra thành bột để dùng. Liều lượng côn bố sử dụng mỗi ngày sẽ dao động trong khoảng 4 – 12 g tùy từng trường hợp bệnh lý cụ thể và có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng thêm hiệu quả. 

Còn với cao côn bố thì mọi người có thể dùng dễ dàng bằng cách hòa với nước ấm để uống. Liều lượng dùng cao côn bố chỉ khoảng 1 – 3 g mỗi ngày. 

Một số bài thuốc đông y trị bệnh có dược liệu côn bố:

+ Bài thuốc trị bướu cổ do tuyến giáp: Côn bố, Sò, Sứa, mỗi vị 30 g, Hạ khô thảo 15 g, sắc thành thuốc dùng uống.

+ Bài thuốc trị tuyến giáp sưng to, kết hạch, đờm tụ thành khối: côn bố, Cải rừng tía, Huyền sâm, Bán biên liên, mỗi vị đều 12 – 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

+ Bài thuốc trị sưng đau hạch Lympho: Côn bố, Huyền sâm, mỗi vị đều 10 g, Hạ khô thảo, Mẫu lệ, mỗi vị đều 15 g, Cương tàm 5 g, sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 10 g, mỗi ngày 2 lần. 

+ Bài thuốc trị viêm phế quản mạn tính: Côn bố, Bách bộ, mỗi vị đều 100 g, Tri mẫu 200 g, tất cả mang đi sao với mật rồi ngâm với rượu trắng cao độ trong 7 ngày. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.

Lưu ý là côn bố không nên dùng trong các trường hợp người có tỳ vị bị hư hàn, người đang bị nhiễm lạnh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc, công dụng và cách sử dụng cao côn bố. Nếu có nhu cầu mua các loại cao dược liệu chất lượng với giá thành phải chăng nhất, xin vui lòng liên hệ Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen – Hotline: 0972.867.686