Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không? Cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất

Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không? Cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất

Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không? Sử dụng rượu nụ hoa tam thất sẽ mang lại những lợi ích gì? Đâu là cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất chuẩn nhất? Nếu bạn đọc đang băn khoăn về những thắc mắc kể trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không? Cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất 1

Nụ hoa tam thất có ngâm rượu được không?

Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không?

Tam thất là một loại dược liệu rất nổi tiếng và được sử dụng vô cùng phổ biến trong y học cổ truyền của các nước phương đông. Tam thất có tên khoa học là: Panax pseudoginseng, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).

Trong y học cổ truyền thì cả nụ hoa và củ tam thất đều có thể sử dụng để làm thuốc được. Tam thất là loài cây sống lâu năm, kích thước nhỏ chỉ cao khoảng nửa mét đổ lại. Hoa tam thất thường có vào khoảng tháng 5 – 7 trong năm. Một số đặc điểm của hoa tam thất là: 

+ Hoa thường mọc thành cụm tán đơn ở ngọn thân cây. 

+ Hoa tam thất có màu vàng lục nhạt. 

+ Mỗi hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa và 5 nhị hoa. 

+ Khi chưa nở thì nụ hoa tam thất có kích thước rất nhỏ. 

Nụ hoa tam thất sau khi thu hái về sẽ được làm sạch rồi phơi hoặc sấy cho khô để dùng dần. Nụ hoa tam thất khô có thể dùng bằng cách pha trà, sặc lấy nước, ngâm rượu hoặc nghiền ra thành bột…

Nụ tam thất khô ngâm rượu sẽ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho người sử dụng như: các hợp chất saponin, các loại acid amin, nhiều khoáng chất (sắt, canxi)…

Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không? Cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất 2

Nụ hoa tam thất

Tác dụng của rượu nụ (hoa) tam thất

Theo các chuyên gia, nếu sử dụng rượu nụ hoa tam thất với liều lượng phù hợp và đều đặn sẽ mang lại một số lợi ích sức khỏe sau đây: 

+ Giúp bồi bổ khí huyết, bổ máu, phòng ngừa nhiều bệnh lý tim mạch: nụ tam thất có tác dụng hỗ trợ làm giãn mạch, tăng cường tính bền vững của thành mạch máu, giảm mỡ máu từ đó giúp phòng ngừa tình trạng cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, suy giãn mạch máu cũng như giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, huyết khối, tai biến, đột quỵ…

+ Hỗ trợ cho người có đường huyết cao, mỡ máu cao: nhiều hoạt chất trong nụ hoa tam thất có tác dụng giúp làm giảm sự hấp thu đường glucose tại niêm mạc ruột, tăng chuyển hóa sử dụng đường tại các mô cơ, đồng thời giúp làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa trong máu. 

+ Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: sử dụng nụ hoa tam thất giúp cơ thể của chúng ta cân bằng được lượng mỡ, giảm tình trạng mỡ dư thừa trong máu, hạn chế nguy cơ tích mỡ gây tăng cân. 

+ Giúp giải độc gan, bảo vệ gan: nụ hoa tam thất giúp thanh nhiệt, giải độc gan, giúp bảo vệ các tế bào gan tránh phải những tác động xấu hay tổn thương từ các yếu tố gây bệnh, từ đó có thể giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý về gan. 

+ Giúp an thần, ngủ ngon hơn: một số hợp chất saponin trong nụ tam thất có tác dụng giúp an thần, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

Nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không? Cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất 3

Nụ hoa tam thất rất tốt cho sức khỏe

Cách ngâm rượu nụ (hoa) tam thất

Nụ hoa tam thất sử dụng để ngâm rượu có thể là loại khô hoặc loại tươi. Bạn có thể làm theo 1 trong 2 cách sau đây đều có thể được: 

+ Cách ngâm rượu nụ tam thất tươi: đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 1 cân nụ hoa tam thất tươi, cùng với khoảng 8 lít rượu trắng lên men từ gạo, bình ngâm rượu kích thước lớn. Nụ tam thất tươi rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó xếp nụ tam thất vào bình trước, rồi đổ rượu trắng lên. Đậy nắp kín bình rồi ủ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Ủ rượu sau khoảng 2 tháng là có thể sử dụng được. 

+ Nụ tam thất khô ngâm rượu: 1 cân nụ tam thất khô sẽ có số lượng nhiều hơn rất nhiều so với tam thất tươi. Chúng ta sẽ ngâm nụ tam thất khô với tỷ lệ 500g nụ hoa với 10 lít rượu trắng. Nụ tam thất khô khi mua thường đã được sơ chế và làm sạch rồi nên có thể dùng ngâm rượu được luôn. Cách làm cũng tương tự như nụ tam thất tươi và có thể sử dụng được sau 2 tháng ủ rượu. 

Cần chú ý gì khi sử dụng rượu nụ hoa tam thất

Như đã nhắc đến ở phần trên thì sử dụng rượu nụ tam thất sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải dùng đúng cách và hợp lý, nếu không sẽ có thể dẫn đến một số hệ lụy không đáng có. Những lưu ý khi sử dụng là: 

+ Không nên lạm dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 – 2 chén nhỏ rượu nụ tam thất. Nên duy trì đều đặn để có được hiệu quả rõ rệt. 

+ Không sử dụng rượu nụ hoa tam thất cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 

+ Không dùng trong các một số trường hợp sau đây: người đang bị tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, người đang bị chảy máu hoặc xuất huyết… 

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng độc giả đã có được câu trả lời cho vấn đề thắc mắc “nụ (hoa) tam thất có ngâm rượu được không”, cũng như biết được cách ngâm rượu nụ tam thất. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/