Đại hoàng trong dược điển Việt Nam là một vị thuốc, dược liệu y học cổ truyền có nhiều công dụng với sức khỏe. Nếu bạn đọc chưa biết “đại hoàng là vị thuốc gì, tên khoa học, bộ phận dùng, vi phẫu như thế nào” thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!
Đại hoàng là vị thuốc trong y học cổ truyền hay đông y được chế biến từ nguyên liệu của cây đại hoàng. Cây đại hoàng có tên khoa học là Rheum palmatum, một loài thực vật thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae).
Trên thế giới, đại hoàng ban đầu chỉ có tại Trung Quốc, sau đó dần dần du nhập vào một số quốc gia ở châu Âu như: Liên Xô, Hà Lan, Pháp… Nước ta cũng đã du nhập loài cây này, nhưng do chỉ thích hợp với khí hậu ở những vùng núi cao nên đại hoàng không được trồng phổ biến. Dược liệu đại hoàng ở Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khá nhiều từ nước bạn.
Đại hoàng là cây thảo sống lâu năm, thường cao chỉ khoảng 1m, thân có hình trụ, rỗng, vỏ nhẵn. Cây có lá mọc so le, phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép lá có xẻ răng cưa. Hoa có màu tím, thường mọc thành chùm dài. Quả đại hoàng là loại quả bế có 3 cạnh.
Bộ phận được sử dụng để làm dược liệu của cây địa hoàng chủ yếu là phần thân rễ. Cây đại hoàng có rễ phát triển rất mạnh, phình ra thành củ có màu vàng sẫm, có mùi thơm hăng đặc trưng. Thông thường khoảng sau 3 năm từ lúc gieo hạt thì mới thu hoặc được đại hoàng.
Rễ đại hoàng tươi sau khi thu hoạch về sẽ được làm sạch, cắt thành lát mỏng rồi phơi khô. Sau đó có thế chế biến bằng các phương pháp như sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng… để thành vị thuốc dùng trong đông y.
Theo dược điển, vi phẫu đại hoàng sẽ có những đặc điểm sau đây:
+ Mô mềm có vỏ hẹp, libe ít phát triển. Mô mềm có chứa tinh bột và tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
+ Tầng sinh libe-gỗ có 3 đến 5 hàng tế bào, phía trong là phần gỗ xếp tỏa tròn.
+ Phần ruột có cấu tạo cấp ba được hình thành nhờ những tầng phát sinh phụ xuất hiện dưới dạng vòng tròn nhỏ sinh ra libe ờ giữa và gỗ ở xung quanh.
+ Libe gỗ cấp ba có các tia ruột tỏa ra giống như những hình sao đặc trưng.
Đại hoàng dược liệu có vị đắng, tính hàn, quy kinh vào tỳ, vị, đại tràng, can, tâm. Công năng chính của vị thuốc này là thanh trường, thông tiện, tả hỏa giải độc, trục ứ thông kinh… dùng trong các trường hợp bị táo bón do nóng trong, đau bụng, hoàng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau…
Ngoài ra tùy theo cách chế biến dược liệu mà đại hoàng sẽ có công năng và chủ trị như sau:
+ Tửu đại hoàng có công năng là thanh thượng tiêu, chủ trị: thượng tiêu nhiệt độc, đau mắt đỏ, đau họng, sưng đau răng lợi.
+ Thục đại hoàng có công năng là tả hỏa giải độc, chủ trị các trường hợp: mụn nhọt, hỏa độc.
+ Đại hoàng thán có công năng lương huyết, chỉ huyết, chủ trị: huyết nhiệt, xuất huyết có ứ.
Bên cạnh đó, đại hoàng cũng là dược liệu được khoa học hiện đại nghiên cứu nhiều về thành phần hoạt chất có bên trong. Dược liệu này có hoạt chất chủ yếu là các dẫn chất anthranoid:
+ Anthraquinone tự do: chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein.
+ Các dẫn chất glucosid của anthraquinon.
+ Các dẫn chất glucosid của anthranol và anthrone.
+ Các chất deshydrodianthron.
+ Các heterodianthron carboxylic như rheidin A, B, C.
+ Các tanin thuộc nhóm pyrocatechic và pyrogallic.
Cao khô đại hoàng Biogreen
Cao khô đại hoàng là một trong những chế phẩm từ đại hoàng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cao khô đại hoàng có dạng bột khô, độ ẩm thấp, dễ dàng bảo quản và ứng dụng để sản xuất các loại thuốc hay thực phẩm chức năng.
Biogreen là một trong những đơn vị hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực cung ứng cao khô đại hoàng nói riêng và các loại cao khô dược liệu nói chung.
Cao khô đại hoàng Biogreen sau khi được bào chế có hàm lượng hoạt chất và dược tính cao hơn gấp 10 lần so với dược liệu tươi. Cao khô được kiểm định về thành phần hoạt chất và chứng minh có tác dụng trên lâm sàng. Sản phẩm an toàn khi sử dụng trực tiếp hoặc bào chế thành các chế phẩm khác.
Cao khô đại hoàng của thương hiệu Biogreen có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường:
+ Nguyên liệu tuyển chọn được nuôi trồng hữu cơ không hóa chất, không phân bón hóa học.
+ Công nghệ chiết tách và sản xuất hiện đại, đặc biệt là công nghệ sấy phun sương giúp cho hàm lượng hoạt chất trong cao dược liệu đạt được ở mức tối ưu nhất.
Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng bạn đọc đã có được câu trả lời cho vấn đề thắc mắc ““đại hoàng là vị thuốc gì, tên khoa học, bộ phận dùng, vi phẫu như thế nào”. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/