Cao rễ đỗ quyên có tác dụng gì? Những bài thuốc trị bệnh từ đỗ quyên

Cao rễ đỗ quyên có tác dụng gì? Những bài thuốc trị bệnh từ đỗ quyên

Đỗ quyên là một loài cây cảnh có hoa được biết đến khá rộng rãi ở nước ta. Rễ của cây này còn được sử dụng phổ biến để làm thuốc ở trong y học cổ truyền. Cao rễ đỗ quyên có tác dụng gì tốt cho sức khỏe? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Cao rễ đỗ quyên có tác dụng gì? Những bài thuốc trị bệnh từ đỗ quyên 1

Cao rễ đỗ quyên có  tác dụng gì? 

Nguồn gốc của cây đỗ quyên

Cây đỗ quyên là một loài thực vật có hoa lớn với tên khoa học được sử dụng quốc tế là: Rhododendron Simsii Planch thuộc họ đỗ quyên (thạch nam) Ericaceae và chi đỗ quyên Rhododendron. Đây là một chi thực vật lớn với tổng số gần 1000 loài khác nhau và hầu hết các loài đều có hoa rực rỡ.

Đỗ quyên là chi có phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu khắp Bắc bán cầu ngoại trừ các vùng khô hạn, và trải dài xuống Nam bán cầu ở Đông Nam Á và vùng bắc Australasia. Đỗ quyên là quốc hoa của Nepal. Nhiều loài đỗ quyên được trồng làm cây cảnh. Một số loài có tác dụng chữa bệnh được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. 

Tại Việt Nam, cây đỗ quyên thường mọc hoang ở một số nơi như vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tây Giang (tỉnh Quảng Nam)… Ngoài tên đỗ quyên ra thì loài thực vật này còn có một số tên gọi khác: sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa…

Các đặc điểm thực vật học đặc trưng của cây đỗ quyên là: 

+ Thân cây bụi có chiều cao trung bình khoảng 2 mét. 

+ Trên thân cây có nhiều cành nhỏ. 

+ Vỏ cây có màu xám đen. 

+ Lá đỗ quyên mỏng có hình bầu dục hoặc hình trứng ngược. Lá phát triển vào mùa hè dài hơn là mùa xuân. Lá có chiều dài khoảng 3 – 5 cm, chiều rộng khoảng 2 – 3 cm, đầu nhọn có múi, gốc hình nêm, mặt trên có lông thưa, mặt dưới có lông dày. Cuống lá dài từ 3 đến 5 mm, có nhiều lông.

+ Hoa đỗ quyên thường mọc ở cành ngọn tập trung lại thành tán nhỏ, mỗi tán khoảng 2 – 6 hoa. Đài hoa dài 4 mm, có 5 thùy, nhiều lông tơ. Tràng hoa màu hồng hoặc đỏ tươi, đỏ thẫm, hình phễu rộng, dài từ 4 đến 5 cm, có 5 thùy. Mỗi hoa có 10 nhị, bầu có lông thô, còn vòi nhụy không có lông.

+ Quả đỗ quyên thuộc loại quả nang có hình trứng tròn với kích thước chiều dài khoảng 8 mm, có nhiều lông thô.

Trong y học cổ truyền rất nhiều bộ phận của cây đỗ quyên có thể dùng làm thuốc được như: rễ, hoa, lá hoặc hạt. Người ta thường thu hái hoa vào thời điểm mùa xuân khoảng tháng 2 – 3, lá thu hoạch vào mùa hạ, còn rễ thì có thể thu quanh năm được.  

Cao rễ đỗ quyên có tác dụng gì? Những bài thuốc trị bệnh từ đỗ quyên 2

Ngoài rễ thì hoa và lá cây đỗ quyên cũng được dùng làm thuốc

Tác dụng của cao rễ đỗ quyên

Trong các bộ phận của cây đỗ quyên thì rễ là phần được dùng phổ biến nhất để làm thuốc với khá nhiều công dụng khác nhau. Rễ cây đỗ quyên có thể được dùng tươi, phơi khô hoặc nấu thành cao để dùng dần và bảo quản được lâu hơn. 

Theo y học cổ truyền, rễ đỗ quyên có vị chua ngọt, tính ấm với công năng bồi bổ khí huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp, giảm đau. Chính thì vậy mà cao rễ đỗ quyên có thể dùng được trong các trường hợp xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, lỵ, viêm khớp, đau nhức xương khớp do phong thấp hay một số tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể…

Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ rễ đỗ quyên

Bài thuốc trị chứng nôn ra máu, chảy máu mũi:

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên 15g, hoa đỗ quyên 15g. 

+ Cho hai vị thuốc trên vào ấm, đổ nước ngập thuốc rồi sắc lên, chắt lấy phần nước uống trong ngày.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày:

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên 12g, lá mộc hương tươi 15g, quất bì 12g. 

+ Cho tất cả các vị sắc với nước cô thành 3 bát uống trong ngày.

Bài thuốc trị áp xe vú giai đoạn viêm tấy:

+ Chuẩn bị 20 – 30g rễ đỗ quyên. 

+ Sắc lấy nước uống.

+ Có thể kết hợp dùng ngoài bằng lá đỗ quyên với hương phụ giã nát để bệnh nhanh khỏi hơn. 

Cao rễ đỗ quyên có tác dụng gì? Những bài thuốc trị bệnh từ đỗ quyên 3

Rễ đỗ quyên có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để sắc lấy nước uống

Bài thuốc viêm bạch mạch do giun chỉ:

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên 60g và giáp mê 60g. 

+ Tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc trị khí huyết không đều:

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên, hoa đỗ quyên trắng 15g và cây hàm ếch 15g. 

+ Tất cả sắc lấy một chén nước thuốc rồi uống.

Bài thuốc trị rong kinh

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên, kim anh tử, tuyền phúc hoa, tây thảo mỗi vị 15g. 

+ Tất cả sắc lấy nước thuốc, ngày uống 2 – 3 lần.

Bài thuốc trị chứng đau bụng của sản hậu:

+ Chuẩn bị: 30 – 60g rễ đỗ quyên tươi sắc uống. Ngày uống 3 – 4 lần.

Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên 15g, rễ bạc hà 15g, ích mẫu thảo 15g, hoa hồng 9g.

+ Tất cả sắc lấy nước thuốc uống.

Bài thuốc trị đau bụng, đau lưng và màu kinh nhợt:

+ Chuẩn bị: rễ đỗ quyên 30g, rễ hoa kim sa 30g, ô dược 15g

+ Sắc tất cả các vị lấy nước uống trước kỳ kinh 1 – 2 tháng.

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về những tác dụng của cao rễ đỗ quyên. Để tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/