Actiso lợi mật, tốt cho gan, giảm cholesterol máu

Actiso lợi mật, tốt cho gan, giảm cholesterol máu

Từ rất lâu, actiso đã được người dân Địa Trung Hải sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày và pha trà uống do họ nhận thấy những tác dụng tốt cho sức khỏe của loài cây này. Đến thế kỷ 20, người Pháp đã đưa actiso vào trồng tại Việt Nam.

Giới thiệu về cây Actiso

Tên gọi, hình thái

Actiso có tên khoa học là Cynara scolymus, họ Cúc (Asteraceae). Tên gọi khác của cây là Atiso, Artichaut (từ tiếng Pháp). Bộ phận dùng làm thuốc phổ biến nhất là lá, ngoài ra rễ và thân cũng có sử dụng làm thuốc, lá bắc và đế hoa thì được dùng trong các món ăn.

Atisô là cây thảo lớn, cao 1 – 1,2m, có thể đến 2m. Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.

Phân bố, thu hái

Là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.

Những cây actiso được trồng đầu tiên ở quanh vùng Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Actiso tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, actisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Actisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống. Lá Atisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng. Đem phơi hoặc sấy khô ở 50°C đến 60°C. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào chế thành dạng thuốc, có thể dùng hơi nước sôi có áp suất cao đề xử lý nhanh lá.

Thành phần hóa học

Nghiên cứu thành phần trong các bộ phận của cây

Trong búp hoa:

Búp hoa được FDA nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng vì nó hay được sử dụng trong các bữa ăn. Kết quả như sau:

Thành phần trong búp actiso

Dinh dưỡng trong búp actiso

Trong lá cây:

Trong lá cây có một chất kết tinh là chất hóa học được quan tâm nhiều nhất ở actiso, là một glucosid gọi là Cynarin, có công thức C25H24O12. H2O (acid 1 – 3 Dicafeyl Quinic) (thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium).

Trong lá tươi ngoài Cynarin, có hai heterosid flavonic là cynarosid và một chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid. 

Các hợp chất polyphenol có trong lá non nhiều hơn lá già, ở phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp lá nhiều hơn gốc lá.

–        Acid hữu cơ bao gồm:

Acid Phenol: Cynarin (acid 1 – 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).

Acid Succinic.

–        Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

Cynarosid ( Luteolin – 7 – D Glucpyranozid).

Scolymozid (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).

–        Các chất hóa học khác:

Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

–        Dẫn chất Caffeic như: Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.

–        Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%),  P (0,10%),  Fe(2,3 mg/100g),  Caroten  (60 Unit/100g tính ra  Vitamin A). 

Thân cây Actisô:

Thân còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali khá cao.

Phân chia theo nhóm chất

Flavonoids:

Lá actiso chứa 0.53-2.39 % of flavonoids.

Chúng gồm: apigenin, apigenin-7-rutinoside, cynaratrioside, cynaroside,  quercetin,  rutin,…

Terpenoids:

Các terpenoid là β-selinene (như sesquiterpene chính), α-cedrene (tạo hương thơm), cynaroscoloside A, B, C, cynaropicrin (gây đắng chủ yếu), aguerin A, B, dehydrocynaropicrin cynaratriol,…

Amino acids:

Dịch chiết ethanol từ lá chứa nhiều amino acids thiết yếu – 58.29% tổng amino acid  như: valine,  threonine,  methionine, isoleucine,  leucine,  lysine,  phenylalanine,  histidine, arginine and glutamic acid.

Acids:

Atisô là một nguồn cung cấp các axit như axit caffeic, axit dihydrocaffeic, axit 1,5Di-O-caffeoylquinic, 1,3Di-O-caffeoylquinic acid (cynarin),…

Enzyme

Nhiều loại enzyme khác nhau đã được phân lập từ atisô là: cynarase A, B, C (từ đầu nhụy), polyphenol oxidase (từ ngọn) và heme peroxidase (từ hoa tươi).

Anthocynin

Các anthocynin được tìm thấy trong phần đầu của cây atisô. Tổng hàm lượng anthocynin được tìm thấy là 8,4 đến 1705,4 mg/kg khối lượng khô. Các anthocynin khác nhau được tìm thấy là cyanidin 3- (6 “malonyl) glucoside (anthocynin chính), cyanidin-3-caffeyl glucoside,…

Ngoài ra còn có carbohydrat ( polysaccarids inulin) , vitamin và chất khoáng, acid béo.

Công dụng của Actiso trong điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe

Theo Y học cổ truyền

Lá actiso có tính lương, vị khổ. Quy kinh vào các kinh can, đởm. Công năng chủ yếu là Lợi mật, chỉ thống. Dùng để chủ trị các bệnh Tiêu hóa kém, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật. Ngày dùng từ 8g đến 10g, dạng thuốc sắc.

MUA NGAY: Cao khô actiso chất lượng cao

Một số chứng bệnh thường dùng actiso

Trị viêm gan, mật, vàng da: lá atisô tươi 50g, hoặc 10g lá khô, hãm hoặc sắc uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút: lá atisô 10g, diệp hạ châu đắng, nhân trần, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang.

Trị phù thũng và thấp khớp: lá atisô 10g, thổ phục linh, ngưu tất, kim tiền thảo, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài thuốc cây atiso làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu

Sử dụng 40 gram thân cây atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50 gram cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.

Bài thuốc sử dụng cây atiso chữa bệnh tiểu đường

50 gram hoa atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

Món ăn sử dụng atiso để giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan 

50 gram hoa atiso, 100 gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.

Bài thuốc sử dụng atiso giải nhiệt cơ thể, giải độc gan

2 cụm hoa actiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 60 gram đường phèn. Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi nấu. Cho cụm hoa atiso (đã cắt bỏ phần cuống) vào nồi nước đang sôi, đun đến khi cụm hoa atiso mềm nhừ. Cho lá dứa (được cuộn tròn hoặc buộc lại) và đường phèn vào nồi và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng, chắt bỏ phần bã, đợi nước nguội dần và đổ vào bình, đặt trong tủ lạnh và uống dần. Có thể sử dụng thay thế nước suối, sử dụng mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt vào các ngày nắng nóng.

Nghiên cứu tác dụng của actiso theo phương pháp hiện đại

Nghiên cứu họat động hạ cholesterol, giảm natri huyết và lợi mật

Chiết xuất lá actisô đã được nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đối với mức lipid huyết tương trên 131 người lớn có mức cholesterol huyết tương trong khoảng 6,0-8,0 mmol / l.

Trong số 131 người lớn, 75 tình nguyện viên phù hợp được chọn để thử nghiệm và dùng chiết xuất lá actiso trong 12 tuần mỗi ngày, trong nghiên cứu đó mức cholesterol giảm đáng kể (4,2%) ở các nhóm được điều trị.

Một thí nghiệm khác dùng Chiết xuất nước để nghiên cứu tác dụng ức chế sinh tổng hợp cholesterol trong tế bào HepG2 lên đến 60% ở liều 0,01-0,2 mg / ml.

Theo một nghiên cứu về tác dụng lợi mật và loại bỏ axit mật, chiết xuất lá atisô làm tăng lưu lượng axit mật nhiều hơn so với hợp chất đối chứng axit dehydrocholic (DHCA) ở liều cao nhất 400 mg / kg, trong khi tác dụng lợi mật tương tự như DHCA. Nhiều nghiên cứu khác đã ghi nhận rõ về hoạt động giảm natri huyết, hạ cholesterol trong máu và lợi mật của cynarin.

Tác dụng hạ huyết áp

1 nghiên cứu dùng dịch ép lá actiso rồi đem cô đặc, cho thấy tác dụng hạ huyết áp nhẹ.

Hoạt động chống oxy hóa

Jimenez-Escrig và cộng sự đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất hữu cơ trong nước của actisô bằng ba phương pháp: a) loại bỏ gốc tự do DPPH/ b) khả năng chống oxy hóa khử sắt (FRAP)/ c) ức chế đồng (II) – xúc tác trong ống nghiệm.

Nghiên cứu sự oxy hóa lipoprotein mật độ thấp của con người (LDL) ở chuột đực. Người ta thấy rằng 1g (chất khô) có hoạt tính DPPH và giá trị FRAP trong ống nghiệm tương đương với 29,2 và 62,6 mg vitamin C và 77,9 và 159 mg vitamin E tương ứng. Nó cũng cho thấy ức chế tốt quá trình oxy hóa LDL trong ống nghiệm.

Hoạt động bảo vệ gan

Dịch chiết lá atisô (500 mg / kg) cho thấy hoạt động bảo vệ gan chống lại bệnh viêm gan do CCl4 gây ra khi dùng đường uống cho chuột.

Hoạt động chống stress

Trong nghiên cứu tương tự, ở bạch cầu đơn nhân, việc sản xuất ROS (reactive oxygen species) bị giảm bởi chiết xuất etanolic ở liều 50 µg / ml tối đa 76% .

Trong tài liệu khác, chiết xuất lá atisô và các thành phần của nó đã được nghiên cứu về hoạt tính chống lại stress oxy hóa do một số tác nhân gây ra: hydrogen peroxide và Phorbol-12-myristate-13-acetate tạo ra các loại oxy phản ứng. Các thành phần cynarin, axit chlorogenic, axit caffeic và luteolin cho thấy hoạt động ức chế phụ thuộc vào nồng độ trong các mô hình.

Hoạt động hạ đường huyết

Nazni và đồng nghiệp nghiên cứu bột khô của actisô có tác dụng hạ đường huyết hay không. Họ tiếp tục được chia thành nhóm I (Đối chứng) và nhóm II (Được bổ sung bằng bột atisô thông qua bánh quy) trong 90 ngày. Trong nghiên cứu đó, người ta thấy rằng, những người mắc bệnh tiểu đường nhóm II cho thấy mức đường huyết lúc đói giảm (163,4 ± 4,39 đến 138,8 ± 3,9 mg / dl) và cả đường huyết sau ăn.

Hoạt tính chống co thắt

Người ta thấy rằng phần dichloromethane (0,49-1,77 mg / ml) có hoạt tính mạnh nhất so với phần khác có giá trị IC50 = 0,93. Hơn nữa, phân tách có hướng dẫn xét nghiệm sinh học cho thấy hoạt tính chủ yếu là do sesquiterpene lactone cynaropicrin (0,049-0,086 mg / ml) với giá trị IC50 = 0,065, mạnh hơn 14 lần so với phân đoạn dichloromethane và tương tự như papaverin-thuốc chống co thắt nổi tiếng.

Hoạt tính kháng khuẩn

Nghiên cứu trên 1 số chủng vi khuẩn: B. subtilis, S. aureus, A. tumefaciens, M. luteus, E. coli, S. typhimurium, P. aeruginosa, 4 nấm men- C. albicans, C. lustianiae,  S. cerevisiae,  S. carlsbergensis and 4 nấm mốc- A.  niger, P.  oxalicum, M.  mucedo, and C. cucumerinum. Dịch chiết lá bằng ethanol có tác dụng ức chế khá mạnh.

Hoạt động gây độc tế bào

Chín sesquiterpene lacton loại guinane, tức là cynarin A, B, cynarascoloside C, cynaropicrin, aguerin B, grosheimin, dehydrocynaropicrin, aguerin A và cynaratriol, được nghiên cứu trong ống nghiệm, chống lại các tế bào ung thư MCF-7. Trong số đó cynaropicrin và grosheimin cho thấy độc tính tế bào yếu trong khi những loại khác thì không.

Ngoài ra còn có các nghiên cứu đưa ra các kết quả: Dịch chiết lá có tác dụng giảm lo âu, bồn chồn; Bảo vệ các tế bào nội mô trước các tác nhân Loại oxy phản ứng.

Nguyên liệu cao khô Actiso chất lượng cao

Actiso thực sự có nhiều tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Thế nhưng làm sao để người dùng có thể mua được các sản phẩm chất lượng bởi thị trường đang tràn ngập nhiều loại dược liệu chất lượng kém, không rõ nguồn gốc. Sản phẩm chất lượng kém không những không thể chữa được bệnh mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng. Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen với Dược liệu sạch rõ ràng về xuất xứ, chiết xuất dưới dạng cao dược liệu khô sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, phù hợp với nhiều dạng bào chế, cho sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người dùng.