Tam thất giúp bổ huyết, dược liệu quý giá hơn vàng

Tam thất giúp bổ huyết, dược liệu quý giá hơn vàng

Lâu nay, người dân luôn truyền tai nhau về các tác dụng của Tam thất trong các bài thuốc dân gian. Thậm chí, Tam thất còn được đặt cho cái tên Kim bất hoàn (tức vàng cũng không thể đổi được). Vậy thực sự tác dụng của dược liệu này tốt như thế nào, chữa được các chứng bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu.

Giới thiệu về Tam thất

Tên gọi, hình thái

Cây tam thất có tên khoa học là Panax notoginseng, họ Nhân sâm (Araliaceae). Các tên gọi khác như: Sơn tất, Kim bất hoán, Huyết sâm, Sâm tam thất, Điền tam thất, Điền tất, Điền thất. Bộ phận dùng làm dược liệu là rễ củ hoặc nụ hoa.

Tam thất (bắc) là cây thân thảo sống nhiều năm, thân cao từ từ 30 – 50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3 – 4 cái một, cuống lá chung dài 3 – 6 cm, mang 3 -7 lá chét hình mác, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên 2 mặt, cuống lá chét dài từ 0,6 -1,2 cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân, hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 canh hoa, 5 nhị và bầu hạ 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ, hạt hình cầu màu trắng. Thời gian ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8. Thời gian quả là từ tháng 8 đến tháng 10.

Tam thất giúp bổ huyết, dược liệu quý giá hơn vàng

Cây tam thất

Phân bố, thu hái

Loài này phân bố chủ yếu tại các quốc gia Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, các nước có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, chúng thường được trồng tại những nơi vùng núi cao trên 1.500m và có khí hậu mát mẻ  như Cao Bằng, Lào Cai (Sapa), Hà Giang,…

Thu hoạch dược liệu vào cuối hạ, đầu thu trước khi hoa nở. Chọn cây tuổi 3-7 năm trở lên, đào móc lấy bộ rễ, bỏ sạch đất, cắt bỏ rễ nhỏ và gốc thân, phơi đến khô nửa, xát vò nhiều lần, sau đó phơi khô.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính trong Tam thất là nhóm sapponin với một số tác dụng dược lý được chứng minh bao gồm chống đông máu, hạ huyết áp… Các sapponin được chia thành 4 nhóm, là dẫn chất của các chất khác nhau. Cây còn có các xeton, glucose, flavonoid, các hoạt chất vô cơ (sắt, kẽm, mangan…), có tinh dầu chứa: α-guaien, β-guaien và octadecan.

Công dụng của Tam thất trong y học

Trong y học cổ truyền

Tam thất có vị cam, vi khổ, tính ôn. Quy vào kinh can, vị. Công năng chủ yếu là Tán ứ chi huyết, tiêu sưng giảm đau. Chủ trị các chứng bệnh chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như: thổ huyết, khối huyết, nục huyết, tiểu tiện ra huyết, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Cách dùng là ngày dùng từ 3 g đến 9 g, tán bột, uống mỗi lần từ 1 g đến 3 g. Dùng ngoài tùy thuộc dùng lượng thích hợp. Kiêng kỵ vơi phụ nữ có thai.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Tam Thất

Chữa máu ra nhiều sau khi đẻ:

Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi đẻ:

Tam thất tán nhỏ, uống 6g, hoặc tần với gà non ăn.

Chữa các loại chảy máu hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:

Tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6-12g. Chảy máu cấp thì uống gấp bội, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.

Chữa chảy máu khi bị thương:

Lá tam thất giã nhỏ, trong uống, ngoài đắp.

Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi, phụ nữ sau khi đẻ:

Tam thất 12g, sâm Bố chính, ích mẫu, mỗi vị 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. Hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.

Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:

Tam thất 12g, nhân trần 40g, hoàng bá 20g, huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, thạch hộc, mỗi vị 12g, xương bồ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đái ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:

Tam thất 4g, lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 16g, sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

Chữa rong huyết do huyết ứ:

Tam thất 4g, ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ, mỗi vị 12g, đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm, mỗi vị 8g, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, Hoa tam thất cũng hay được sử dụng trong các bài thuốc để trị một số triệu chứng như:

Trị chứng mất ngủ: Hoa tam thất có tác dụng bồi bổ hệ thần kinh, trấn an tinh thần. Giúp hạn chế ngủ mơ, nghiến răng chống mất ngủ và sẽ có giấc ngủ sâu hơn.

thiếu máu lên não: nhờ khả năng làm tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.

Trị cao huyết áp: Hoa tam thất có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu. Hạn chế tối đa chứng cao huyết áp đột ngột, giữ cân bằng huyết áp.

Thanh nhiệt cơ thể

Giảm mỡ: Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi.

Lợi sữa phụ nữ sau sinh: Ngoài làm mát thanh nhiệt giải độc giúp làm đẹp cho chị em. Hoa Tam Thất giúp chị em phụ nữ sau sinh ít sữa được bồi bổ có nhiều sữa hơn.

Cách sử dụng hoa tam thất trong trị liệu rất đơn giản: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng thì hãy thay ấm khác.

Đọc thêm: Mua cao khô nụ tam thất giá rẻ.

Nghiên cứu về tác dụng của Tam thất trong y học hiện đại

Tác dụng chống tập kết tiểu cầu:

Thử nghiệm với mức liều 0,8 và 1,6 mg/ml dịch chiết giàu saponin từ Tam thất cho thấy tác dụng giảm tập kết tiểu cầu đáng kể, trong đó mức liều 1,6 còn tác dụng mạnh hơn cả aspirin.

Giúp dễ ngủ:

Chiết xuất etanol thể hiện tác dụng giúp dễ ngủ hơn với các đối tượng bị mất ngủ do stress.

Chống oxy hóa:

Trong thử nghiệm MDA nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa, dịch chiết sapponin cho thấy tác dụng chống peroxy hóa lipid.

Bảo vệ gan:

Những con chuột thí nghiệm được điều trị bằng dịch chiết sapponin từ Tam thất 1 lần/ngày x 7 ngày liên tiếp trước khi uống ethanol (4,7 g / kg) mỗi 12 giờ với tổng cộng ba liều.

Xét nghiệm sau thử nghiệm cho thấy, men ALT, AST, triglycerid trong gan giảm đi đáng kể nếu được dùng dịch chiết trước. Ancol cũng làm tăng sự xuất hiện của lipid trong gan, dùng trước dịch chiết Tam thất hạn chế tình trạng này.

Dịch chiết cũng làm giảm nồng độ TNF, IL-6 và giữ ổn định lượng Glutathione, tăng cường hoạt động superoxide dismutase (SOD) trong gan, và loại bỏ cảm ứng cytochrome P450 2E1.

Cải thiện chất lượng tinh trùng:

Phần saponin được đánh giá lần lượt với liều 1,0 mg/ml và 2,0 mg/ml. Kết quả chứng minh rằng phân đoạn làm tăng khả năng di chuyển cũng như sự tiến triển của tinh trùng.

Ngăn tổn thương thiếu máu cục bộ/tái tưới máu khu trú ở não chuột:

Dịch chiết polysaccarid từ Tam thất với 3 mức liều khác nhau được dùng mỗi ngày một lần qua đường uống trong 7 ngày liên tục, trước khi làm chuột tắc mạch não giữa. Kết quả, Uống dịch chiết có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt thần kinh, thể tích nhồi máu não, phù não và chết tế bào thần kinh.

Nguồn Nguyên liệu chất lượng cao

Qua tìm hiểu, chúng ta thấy rằng Tam thất thực sự có nhiều tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, đặc biệt trong việc hoạt huyết, bổ huyết. Thế nhưng làm sao để người dùng có thể mua được các sản phẩm chất lượng bởi thị trường đang tràn ngập nhiều loại dược liệu chất lượng kém, không rõ nguồn gốc. Sản phẩm chất lượng kém không những không thể chữa được bệnh mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng. Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen với Dược liệu sạch rõ ràng về xuất xứ, chiết xuất dưới dạng cao khô dược liệu sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, phù hợp với nhiều dạng bào chế, cho sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người dùng.