Tác dụng điều trị bách bệnh của bá bệnh

Tác dụng điều trị bách bệnh của bá bệnh

Trong dân gian, Bá bệnh được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc trị các chứng bệnh khác nhau nên được đặt cho cái tên Bá bệnh, Bách bệnh. Vậy thật sự loài thảo dược quý này có tác dụng thần kỳ đến vậy không, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu về cây Bá bệnh

Tên gọi, hình thái

Bá bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae. Trong dân gian cây có các tên gọi như Bá bệnh, Tho nan (Lào), Mật nhân, Hậu phác nam, Nho nan (Tày). Bộ phận dùng làm thuốc phổ biến nhất trong các bài thuốc là rễ cây. Ngoài ra, cũng có thể dùng quả, vỏ thân, vỏ rễ phơi khô để làm thuốc.

Tác dụng điều trị bách bệnh của bá bệnh 1

Phần thân, lá

Tác dụng điều trị bách bệnh của bá bệnh 2

Phần rễ

Cây Bá bệnh (hay cây mật nhân) là loại cây thân nhỡ, cây cao từ 2-8m, có thể cao tới 10m. Cây nhỏ có nhiều cành, có lông ở nhiều bộ phận khác nhau. Lá kép lông chim, đối xứng gồm 10-26 đôi lá chét; lá hình trứng dày, dài, nhẵn và có lông ở mặt dưới lá. Mặt trên lá có màu xanh bóng, mắt dưới lá có lông màu trắng xóa, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xám. Cuống lá có màu nâu đỏ.

Hoa có màu đỏ nâu, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành từng chùm kép hoặc chùy rộng. Cuống hoa có lông màu gỉ sắt, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh, hình thoi. Nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc. Đầu nhụy rời. Quả hạch, hình trứng, màu đỏ, nhẵn, có rãnh dọc, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Khi quả chín có màu vàng đỏ, quả có một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Phân bố

Ở nước ta cây mọc phổ biến ở khắp nơi nhưng phổ biến nhất là ở miền Trung, ngoài ra có cả ở vùng núi Quảng Ninh, Hòa Bình. Cây ưa sống ở những vùng khu vực trung du, vùng đồi có chiều cao thấp (dưới 1000m). Trên thế giới, cây xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Indonesia – nơi được cho là bản địa của Bá bệnh.

Bộ phận dùng làm thuốc phổ biến nhất trong các bài thuốc là phần rễ cây, cũng có thể dùng quả, vỏ thân, vỏ rễ phơi khô để làm thuốc. Dược liệu Bá bệnh có thể thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm.

Thành phần hóa học

Trong cây có nhiều chất hóa học thuộc các nhóm khác nhau. Trong đó, chất nổi bật là quassinoid và nhóm alkaloid. Các hợp chất quassinoid là nhóm hợp chất diterpenlacton (phân bố chủ yếu trong các cây thuộc họ Simaroubaceae). Một số quassinoid đáng chú ý như: eurycomalacton, longilacton, klaineanon, eurycomanon, 14,15 β-dihydroxyklaineanon.

quassinoidMột số chất nhóm Quassinoid

Các alkaloid bao gồm chủ yếu là nhóm canthin-6-on và một số thuộc nhóm β-carbolin.

Ngoài ra còn có một  coumarin  được  tìm  thấy  trong  toàn  cây  là  6-methoxycoumarin-7-O-β-D-glucopyranosid.

Các công dụng của Bá bệnh trong điều trị bệnh

Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, dược liệu Bá bệnh được cho là có vị đắng, tính ôn. Quy kinh thận, tỳ, vị.

Công năng của nó là Bổ khí huyết, ôn tỳ thận. Được sử dụng chủ trị các chứng Khí huyết lưỡng hư, cơ thể yếu mệt, thiếu máu; ăn uống kém, khó tiêu, các bệnh tả, lỵ; các trường hợp sinh dục yếu, dương suy, tảo tiết. Còn dùng để chữa cảm mạo, phát sốt, sốt rét, giải độc rượu, tẩy giun.

Cách dùng là ngày 8 g đến 16 g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn hoặc ngâm rượu. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không được dùng.

Một số bài thuốc cổ truyền có Bá bệnh

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu:

Vỏ thân bách bệnh 12g, trần bì 8g, can khương 4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5-7 ngày.

Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh

Rễ bách bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7-10 ngày.

Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: 

Rễ bách bệnh 20g, 10 quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 30 ml).

Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới:

Có sản phẩm gồm Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang. Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em

1 nắm lá bá bệnh. Cách sử dụng: Dùng lá bá bệnh nấu nước tắm rửa ở khu vực bị ảnh hưởng, kết hợp giã nát là cây để đắp lên khu vực cần điều trị cho đến khi da được chữa lành.

Đọc thêm: Mua cao khô Bá bệnh giá rẻ, đạt chuẩn Vietgap

Nghiên cứu về tác dụng của Bá bệnh theo phương pháp hiện đại

Để làm rõ vấn đề Bá bệnh thật sự có tác dụng chữa trị nhiều triệu chứng bệnh đến vậy không, nhiều nhà khoa học đã áp dụng các phương pháp hiện đại vào nghiên cứu Bá bệnh. Thông qua việc phát hiện và nghiên cứu về hoạt chất hóa học có trong dược liệu này, các tác dụng của cây cũng dần dần được khám phá.

Tác dụng chống khối u

Theo nghiên cứu, các quassinoid có tác động mạnh trong hoạt động chống u, gây độc với các tế bào ung thư.   

Một dẫn xuất của klaineanon  có  tác  dụng  ức chế  sự  tạo  thành  khối  u  do  virus  Epstein-Barr.  Hoạt chất eurycomanon  gây  độc  lên nhiều dòng tế  bào  ung  thư  nhưng tác dụng yếu lên tế bào thường. Ngoài ra, hoạt chất eurylen cũng gây độc với tế bào. Các alkaloid khác cũng có tác dụng gây độc với các tế bào ung thư vú, trực tràng, phổi,  sarcoma sợi, u melanin máu.

Tăng cường khả năng sinh dục

Theo một số nghiên cứu tiến hành trên chuột thì dịch chiết rễ cây Bá bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bất thường về sinh dục. Kết quả cho thấy nó có các tác dụng như: làm tăng hormone sinh dục, tăng sản xuất và chất  lượng tinh trùng (tăng tổng hợp và giải phóng Testosteron từ tế bào trưởng thành).

Chống ký sinh trùng sốt rét:

Chất 11-β-dihydroxyklaineanon và 15β-O-acetyl-14-hydroxyklaineanon có khả năng chống ký sinh trùng sốt rét mạnh. Một  số  quassinoid  có trong dịch chiết Bá Bệnh có khả năng chống ký sinh trùng sốt rét đa đề kháng với thuốc (Plasmodium falciparum P.yoelii). Trong đó, eurycomanon và một dẫn xuất của nó có chỉ số chọn lọc cao hơn  các chất còn lại.

Kháng khuẩn

Dịch chiết cồn và  aceton từ một số bộ phận của cây có tác dụng chống vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), ngoại trừ đối với 2 chủng vi khuẩn Gram (-) (Escherichia coli và Salmonella typhi). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy dịch chiết nước từ lá có khả năng chống lại Staphylococcus aureus và Serratia marscesens. 

Trị giun

Hoạt chất longilacton đặc biệt có tác dụng chống ký sinh trùng Schistosoma japonicum ở nồng độ 200 mg/ml, tuy nhiên yếu hơn praziquantel. Theo một nghiên cứu khác, dịch chiết Bá Bệnh nói chung có tác dụng điều trị giun.

An thần, giảm lo âu

Dịch chiết Bá Bệnh thử nghiệm trên chuột thí nghiệm cho thấy có tác dụng tương tự diazepam. 

Chống viêm

Trong “Nghiên cứu phân lập nhóm hoạt chất alkaloid từ cây Bá bệnh và đánh giá tác dụng kháng viêm trên in vitro và in vivo” (Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho kết quả: Cặn chiết giàu alkaloid (ELA) có tác dụng ức chế sản sinh NO rất tốt. Thử nghiệm trên các đích sinh học phân tử xác nhận ELA ức chế hiệu quả biểu hiện của 2 enzyme liên quan đến quá trình viêm là iNOS và COX 2. Đồng thời, kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy cặn chiết ELA cũng có tác dụng ngăn ngừa khả năng chuột bị chết do shock nhiễm trùng khi tiêm LPS. Hiệu quả kháng viêm trên mô hình chuột bị gây viêm bởi carragenan cũng được chứng minh.

Giảm đường huyết

Cao chiết nước của rễ Bá bệnh làm giảm lượng glucose huyết trên chuột thử nghiệm có đường huyết cao.

Giảm acid uric

Nghiên cứu Chiết xuất ethanol 70% từ cây Bá bệnh và hoạt động của các hợp chất đối với bài tiết axit uric cho kết quả:

Dịch chiết làm giảm đáng kể nồng độ axit uric huyết thanh và huyết tương ở chuột bị tăng axit uric máu, tăng tỷ lệ thanh thải axit uric và creatinin, đồng thời cải thiện tổn thương bệnh lý thận.

Các quassinoid được phân lập từ cây cho thấy tác dụng ức chế sự hấp thu urat ở các tế bào HEK293T, và tác dụng của eurycomanol đã được khẳng định thêm trên cơ thể sống.

Tác dụng bảo vệ gan

Chiết xuất cao khô của Bá bệnh được nghiên cứu trên chuột làm tổn thương gan bằng CCl4. Với liều cao của dịch chiết Bá bệnh có ý nghĩa trong việc giảm mức tăng ALP do CCl4 gây ra. Với mức liều này của chiết Bá Bệnh cũng làm giảm mức độ tăng ALT, AST do CCl4.

mật nhân trị gan

Ảnh hưởng của chiết BB gây giảm mức tăng ALP do CCl4

mật nhân

Ảnh hưởng của chiết BB ức chế tăng ALT do CCl4

Nguồn Nguyên liệu chất lượng cao

Bá bệnh có nhiều tác dụng tốt, thật không quá lời khi dân gian gọi nó là loài cây Bách bệnh. Thế nhưng không phải người dùng nào cũng có thể mua được các sản phẩm chất lượng bởi thị trường đang tràn ngập nhiều loại dược liệu chất lượng kém. Sản phẩm chất lượng kém không những không thể chữa được bệnh mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng. Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen với Dược liệu sạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn VietGap, chiết xuất dưới dạng cao khô dược liệu cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, phù hợp với nhiều dạng bào chế, cho sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người dùng.