Cây Bạch Thược – Vị thuốc quý với hơn 10 tác dụng chữa bệnh

Cây Bạch Thược – Vị thuốc quý với hơn 10 tác dụng chữa bệnh

Cây Bạch Thược là vị thuốc quý được biết đến với nhiều tác dụng như giảm đau, nhuận gan, dưỡng huyết, băng huyết, thống kinh nguyệt. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của Bạch Thược trong bài viết dưới đây nhé.

Cây Bạch Thược - Vị thuốc quý với hơn 10 tác dụng chữa bệnh

>>> Xem ngay: Giá bán cao khô bạch thược, giao hàng toàn quốc

Đặc điểm về cây Bạch Thược

Bạch Thược thuộc họ Mao Lương, cây này còn có tên gọi khác là thược dược, cẩm túc căn, mẫu đơn trắng,…

Bạch thược là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây có nhiều rẽ to, mập, rễ có thể dài tới 30cm, đường kính mặt cắt rễ khoảng 1 – 3cm, vỏ rễ màu nâu, thịt bên trong màu trắng hoặc hồng nhạt. Cây có nhiều chồi, phát triển từng khóm. Lá mọc so le, chia thành nhiều thùy hình trứng hoặc hình mác. Lá dài khoảng 8 – 12cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm, phần cuống dài. Hoa Bạch thược to, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc đơn. Loại cây này đã được du nhập vào Việt Nam, trồng nhiều ở Sapa.

Công dụng của Vị thuốc Bạch Thược

Trong Đông y

Loại thảo dược này có vị đắng, hơi chua chát, tính hàn, khi vào cơ thể thì quy vào 3 kinh là can – tỳ – phế.

Vị thuốc này được dùng nhiều trong các bài chữa đau lưng, đau nhức xương khớp như đau lưng, đau vai gáy hay thoái hóa khớp. Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa bệnh hen suyễn, kinh nguyệt không đều, đau đầu – hoa mắt – chóng mặt, tiểu tiện khó, đổ mồ hôi trộm, đau dạ dày, chữa nám da…

Theo y học hiện đại

Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều thành phần dược lý quý có trong cây như: paeoniflorin, proanthocyanidin, tannin, polysaccharid, flavonoid, acid benzoic… Trong đó, nổi bật là thành phần paeoniflorin – hoạt chất chiếm đến 90% trong tổng số dịch chiết từ bạch thược có công dụng chống co thắt, giúp giảm đau, an thần, ức chế hệ thống thần kinh trung ương, chống co giật, giảm áp huyết, giảm sốt, chống loét dạ dày…

Ngoài ra, bạch thược còn có nhiều công dụng như:

– Chống viêm, cải thiện tuần hoàn máu ở tim, ngăn ngừa tình trạng đông máu tiểu cầu, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, điều hòa lượng đường trong máu, chống lão hóa.

– Thành phần acid benzoic trong bạch thược có công dụng chữa ho, trừ đờm.

– Có khả năng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, phế cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường… cùng một số loại nấm ngoài da khác.

– Nghiên cứu còn cho thấy có thể dùng bạch thược để giúp lợi tiểu, giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

Như vậy, bạch thược có rất nhiều công dụng trong các bài thuốc chữa các chứng bệnh. Người bệnh có thể tham khảo, tuy nhiên trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào cần thăm khám và lắng nghe lời khuyên từ thầy thuốc để đảm bảo an toàn, điều trị đúng cách và hiệu quả.