Mơ lông trị ho, chữa bệnh tiêu hóa – loài cây giản dị mà đáng quý

Mơ lông trị ho, chữa bệnh tiêu hóa – loài cây giản dị mà đáng quý

Nói đến lá mơ lông, chúng ta thường nghĩ ngay tới việc ăn kèm nó với các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Tuy nhiên, chúng không chỉ đơn thuần là loại rau gia vị mà còn được mệnh danh là “thần dược” chữa nhiều chứng bệnh. Cùng tìm hiểu để biết về những tác dụng tuyệt vời của Mơ lông.

Giới thiệu về cây Mơ lông

Tên gọi, hình thái

Mơ lông có tên khoa học là Paederia lanuginosa, mơ thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Trong dân gian cây có các tên gọi khác như mơ lông, mơ tam thể, bổ thượng hoàng. Trong Đông dược, có thể sử dụng toàn cây để làm dược liệu, trong đó rễ thường được thu vào mùa thu – đông, lá thường được dùng tươi và dùng phổ biến hơn. Trong thực tế, còn có một số loài khác cùng chi như là Paederia scandens, Paederia foetida, có thành phần hóa học rất giống với mơ lông nên cũng được dùng với công dụng tương tự.

Mơ lông trị ho, chữa bệnh tiêu hóa – loài cây giản dị mà đáng quý 1

Mơ lông là dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5 – 10cm, rộng 2 – 4cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, hai mặt lá đều màu lục, gân lá rõ ở mặt trên; cuống lá dài 1 – 3cm; lá kèm rộng, thường xẻ đôi.

Cụm hoa hình chùy ở ngọn và nách lá. Hoa có tràng hơp thường màu trắng, miệng tràng hơi tím có 2-3 răng, có lông nhỏ. Nhị hoa có 5 chỉ. Quả hình cầu có đài màu vàng. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi.

Phân bố, sinh thái

Chi Paederia L. có 26 loài, đều là dây leo; phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, có 5 loài, mơ lông là loài phổ biến nhất. Cây có nguồn gốc từ vùng Nam Á và Đông Á; hiện nay phân bố rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, Nhật Bản.

Ở Việt Nam, mơ lông có thể gặp hầu hết các tỉnh (trừ vùng núi cao lạnh, trên 1600m) trong quần thể trồng; đôi khi cũng gặp mọc hoang, gần nơi có người ở hoặc bờ nương rẫy. Mơ lông thuộc loài cây nhiệt đới, ưa sáng và ưa ẩm, có khả năng hơi chịu bóng khi mọc xen lẫn với những cây bụi khác. Có khả năng tái sinh vô tính khoẻ, bằng cách mọc chổi sau khi bị cắt hay đem nhân giống bằng từng đoạn thân, cành.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu về cây Mơ lông đã cho thấy nó có chứa hai thành phần chính là các iridoid và anthraquinon.

Các iridoid glucoside

Đây là một trong những thành phần chính trong cây mơ lông. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu người Nhật đã phát hiện ra một vài hợp chất iridoid của cây mơ lông còn có chứa lưu huỳnh. Ví dụ như: paederoside, asperuloside và paederosidic axit được tìm thấy trong lá và thân của cây mơ lông Nhật Bản.

Các iridoid còn có ở dạng dime.

iridoid trong lá mơ lông

Một số Iridoid trong lá mơ lông

Các anthraquinon

Đây cũng là một trong các thành phần chính của các cây thuộc họ Cà phê. Gần đây, Đặng Ngọc Quang và cộng sự đã tinh sạch được 7 hợp chất anthraquinon và một coumarin từ rễ cây mơ lông của Việt Nam chúng là những hợp chất có hoạt tính kháng sinh mạnh.

Một số Iridoid có trong Mơ lông

Ngoài ra, trong cây mơ lông còn chứa một số nhóm hợp chất hữu cơ khác như:  Alkaloid: α-paederin và β-paederin. Tinh dầu: trong toàn cây và hoa có tinh dầu với hàm lượng cao. Tinh dầu có trên 70  cấu  tử  trong  đó  có  linalool  là  thành  phần  chính,  ngoài  ra  còn  có  α-terpineol  và geraniol. Các steroid và triterpen.

Ngoài  ra,  trong  thân  và  lá  còn  chứa  các  hydrocacbon  mạch  dài, các  acid  béo  như  nonionic,  capric,  lauric,  myristic, arachidic, palmitic và carotene, vitamin C (Hàm lượng vitamin C trong lá mơ lông chiếm khoảng 11,274 mg trong 100 g lá khô và chiếm 81,400 mg trong 100 g lá tươi).

Đặc  biệt,  các  dẫn  chất  lưu  huỳnh  là  dimethyl  sulfide,  dimethyl  trisulfid  và methyl mercaptan làm cho thân và lá tươi có mùi đặc trưng.

Các tác dụng chữa bệnh của cây Mơ lông

Trong Y học cổ truyền

Theo các tài liệu cổ truyền, Mơ lông có vị đắng nhẹ, tính mát. Có công năng thanh nhiệt, khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và tiêu thũng. Cây được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị ho, bệnh đường tiêu hóa, viêm nhiễm…

Một số bài thuốc dân gian chứa dược liệu mơ lông:

Chữa ho gà

Lá mơ tam thể 150g, bách bộ 250g, cỏ mần trầu 250g, rễ chanh 250g, cỏ nhọ nồi 250g, rau má 259g, cam thảo dây 150g, trần bì 100g, gừng 50g, gừng 50g, đường kính vừa đủ. Cho tất cả các dược liệu sắc cùng với 6 lít nước. Đến khi nước còn lại khoảng 1 lít thì chia ra uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Chống co giật

Giã nát 15 – 60g lá mơ tam thể tươi, thêm 1 bát nước ấm và một ít nước lọc để vắt lấy nước uống trước bữa tối.

Viêm tai ở trẻ nhỏ

Hái lá mơ tươi đem rửa sạch, hơ qua lửa cho nóng sau đó vò lá nhét vào tai bị đau để qua đêm.

Trị kiết lỵ

Trường hợp mới bị kiết lỵ: hái một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen đem đi rửa sạch, sau đó nhúng sơ qua nước sôi rồi để cho ráo nước. Giã nát hai loại lá này để vắt lấy nước cốt mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Trường hợp bị lỵ lâu ngày: hái một nắm lá mơ tam thể tươi, lau cho thật sạch rồi thái nhỏ, đập một quả trứng gà vào trộn đều sau đó đem đi bọc lá chuối nướng hoặc rang khô trên chảo.

Ngoài ra, bạn có thể lấy khoảng 20g lá mơ tam thể, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau, 20g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g đem đi sắc nước uống mỗi ngày, chia làm 3 lần uống.

Trị giun

Hái 50g lá mơ tam thể đem đi giã nát để vắt lấy nước, cho 1 ít muối vào nước cốt để uống buổi sáng sẽ thấy rất hiệu nghiệm.

Đau dạ dày, chống viêm loét

Giã 20 – 30g lá mơ tam thể để vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.

Đau nhức xương khớp

Lấy 30 – 60g lá mơ tam thể đem ngâm với rượu để xoa bóp và uống.

Chữa tiêu chảy do nóng nhiệt

Biểu hiện khát nhiều, nước tiểu vàng, phân nặng mùi, bụng quặn đau kèm đầy hơi, hậu môn nóng đỏ rát. Dùng 16g lá rau mơ, 8g nụ sim, 50ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Làm lành vết thương

Một nắm lá mơ lông tươi xay thật mịn và đắp vào vết thương.

Chữa cảm lạnh

Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông tươi để ăn, hoặc ăn sống rau mơ tươi.

Chữa thấp khớp, bí tiểu

Lá mơ tươi 15-60g, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Nghiên cứu hiện đại về tác dụng của dược liệu Mơ lông

Tác dụng chống tiêu chảy 

Hoạt tính chống bài tiết của dịch chiết lá mơ lông trong ethanol đã được nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng mô hình gây tiêu chảy bởi dầu thầu dầu và magie sulphate gây ra ở chuột. Kết quả cho thấy chiết xuất lá mơ làm ngắn thời gian tiêu chảy ở chuột và làm giảm đáng kể khả năng vận động của đường tiêu hóa.

Tác dụng bảo vệ gan 

Dịch chiết lá mơ lông trong methanol được chứng minh có tác dụng cải thiện các tổn thương tại gan trên mô hình chuột Sprague Dawley (SD). Chuột bị tổn thương gan bằng cách tiêm carbon tetrachloride (CCl4) vào màng bụng chuột và sau đó tiêm dịch chiết cho chuột trong nhiều ngày liên tiếp. Việc sử dụng dịch chiết làm giảm đáng kể nồng độ lipid peroxide gan (LPO) trong chuột nhiễm độc CCl4. Sự gia tăng các enzyme hoạt động trong huyết thanh như GPT, GOT, ALP khi bị nhiễm độc CCl4 cũng được hạn chế đáng kể.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy lá mơ tam thể có thể làm giảm các tổn thương tại tế bào gan bằng cách ức chế các chất oxy hóa.

Tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng

Trong một thí nghiệm, chiết xuất methanol của lá mơ đã được sàng lọc hoạt tính chống sán lá đối với 2 loài Pheretima posthuma và Tubifex tubifex. Chiết xuất thể hiện hoạt tính thuốc tẩy giun sán cao nhất ở nồng độ 100 mg/ml và được so sánh với piperazine citrate (10 mg/ml) làm chất chuẩn và nước cất là mẫu chứng.

Hoạt tính chống viêm

Hoạt tính chống viêm của dịch chiết lá mơ lông trong ethanol đã được nghiên cứu để tìm cơ sở cho việc ứng dụng các tác dụng sinh học của cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết có khả năng ức chế đáng kể sự hình thành mô hạt ở chuột cấy bông. Nó cũng ức chế sự gia tăng nồng độ orosomucoid trong huyết thanh ở chuột, cho thấy khả năng chống bệnh viêm thấp khớp của dịch chiết.

Hoạt tính chống loét

Hoạt tính chống loét của cao chiết từ lá mơ được đánh giá bằng hai phương pháp: phương pháp thắt môn vị và phương pháp loét do aspirin gây ra ở chuột. Thể tích axit dạ dày, tổng độ axit và độ axit tự do được đo để đánh giá khả năng chống loét của dịch chiết lá mơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng chống loét của dịch chiết có thể là do ức chế thụ thể H2 dẫn đến ức chế bài tiết acid dạ dày.

Đọc thêm: Mua cao khô lá mơ giá cả hợp lý, chất lượng cao.

Tác dụng chống oxy hóa

Dịch chiết lá (tươi hoặc khô) của lá mơ có tác dụng chống oxy hóa trên mô hình ABTS và β-caroten ở mức độ trong khoảng 50-80%. Lá tươi có tác dụng mạnh hơn lá khô.

Tác dụng chống nôn

Năm 2007, Hossain báo cáo rằng chiết xuất hexane và methanol của P. foetida, với liều 300 mg / kg trọng lượng cơ thể, cho thấy hoạt động chống nôn mạnh trên chuột ức chế 37,4% và 25,2 gây ra bởi acid acetic. Năm 2003, một báo cáo cho kết quả tiêm P. scandens có thể làm giảm đáng kể cơn đau kéo dài gây ra bởi nọc ong và formalin trên chuột.

Tác dụng chống ho

Dịch chiết xuất etanolic của P. foetida, được uống với liều 200 mg/ kg, có tác dụng giảm ho mạnh ở mèo được kích thích thanh quản và khí quản khu vực niêm mạc của đường thở. Tác dụng chống ho của dịch chiết P. foetida thấp hơn so với thuốc chống ho gây nghiện điển hình (codein), nhưng tương tự như của thuốc chống ho không gây nghiện dropropizine.

Như vậy bằng các nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm, nhiều tác dụng của Mơ lông trong các bài thuốc dân gian cổ truyền đã được kiểm chứng, làm sáng tỏ. Việc này góp phần khẳng định chắc chắn hơn về các tác dụng của Mơ lông, nhằm ứng dụng sâu rộng hơn vào lĩnh vực điều trị bệnh.

Nguồn nguyên liệu tiêu chuẩn Vietgap

Mơ lông có nhiều tác dụng tốt, lại là loài cây phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải người dùng nào cũng có thể tìm mua được các sản phẩm chất lượng bởi thị trường đang tràn ngập nhiều loại dược liệu chất lượng kém. Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen với Dược liệu sạch, trồng đạt tiêu chuẩn VietGap, chiết xuất dưới dạng cao khô dược liệu cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tiện lợi, phù hợp với nhiều dạng bào chế, cho sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người dùng.

Biogreen – Chất lượng là hàng đầu