Dừa cạn – Vị thuốc có thể chữa ung thư ?

Dừa cạn – Vị thuốc có thể chữa ung thư ?

Dừa cạn là một loài dược thảo đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu trong dân gian, ngoài dùng làm thuốc cây dừa cạn còn là một loài hoa cây cảnh được nhiều người chơi ưa thích. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều hoạt chất trong cây dừa cạn có khả năng chữa ung thư và nhiều bệnh lý khác.

Giới thiệu về dược liệu Dừa cạn

Tên gọi, hình thái

Tên khoa học của Dừa cạn là Catharanthus roseus, cây thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Trong dân gian cây có tên gọi khác như trường xuân hoa, dừa tây, bông dừa, hải đằng, dương giác. Bộ phận dùng làm thuốc từ Dừa cạn là lá và rễ cây phơi hoặc sấy khô

Dừa cạn – Vị thuốc có thể chữa ung thư ? 1

.Dừa cạn là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 40-80 cm, phân nhiều cành thẳng đứng. Cây có bộ rễ phát triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở phần trên, mọc thành bụi. Lá mọc đối, thuôn dài, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp, nhọn, dài 3-8 cm, rộng 1-2,5 cm, không có nhựa mủ. 4 Hoa trắng hoặc hồng, mùi thơm, mọc riêng lẻ ở kẽ lá phía trên, đài hợp thành ống ngắn. Tràng hợp hình đinh. Phiến có 5 thùy, 5 nhị đính trên tràng, 2 lá noãn hợp với nhau ở vòi. Quả gồm 2 quả đại, dài 2,5-5 cm, rộng 2-3 mm, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên, trong có 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có những mụn nổi thành hàng dọc. Mùa hoa gần như quanh năm. Thu hái dược liệu lá dừa cạn thường thực hiện trước khi cây có hoa, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Phân bố

Dừa cạn là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar, ở đây có 8 loài Dừa cạn. Tuy nhiên, hiện nay nó được gieo trồng rộng khắp và đã thích nghi với điều kiện môi trường trong nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới. Dừa cạn nay thường mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Ðộ, Indonesia, Philippine, châu Phi, châu Úc, Braxin… Tại châu Âu và châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, còn ở những vùng lạnh cây chỉ được trồng vào mùa nóng vì không chịu được lạnh.

Ở nước ta, dừa cạn mọc hoang khá nhiều ở vùng bãi cát ven biển. Nơi tập trung nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc và Côn Đảo, và các tỉnh duyên hải miền Trung. Ở Madagascar, cây còn mọc cả ở những vùng đồi, savan cây bụi trên đất pha cát hoặc sỏi đá, độ cao tới 1500 m. Dừa cạn là loài cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu được hạn. Cây ra hoa nhiều hằng năm.

Thành phần hóa học

Nhóm hoạt chất chính có trong Dừa cạn, được nghiên cứu và quan tâm nhiều nhất là nhóm các alkaloid có nhân indol. Nó có trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong lá và rễ.

Dừa cạn trồng tại Việt Nam có tỷ lệ alkaloid toàn phần là 0,1-0,2%. Rễ chứa hoạt chất nhiều hơn trong thân và lá. Các chất chủ yếu là: vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin, vincosid. Trong đó các vinca alkaloid có tác dụng chống phân chia tế bào ung thư. Từ dừa cạn, người ta còn chiết được các chất sau: acid pyrocatechic, sắc tố flavonoid (glucozid của quercetol và campferol) và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa đỏ. Ngoài ra từ lá chiết được acid ursolic, từ rễ chiết được cholin.

Công dụng của chữa bênh của Dừa cạn

Trong y học cổ truyền

Theo Đông y, Dừa cạn có tính Vi hàn, lương và có độc; quy kinh vào các kinh tâm, can. Công năng chính là Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Chủ trị các chứng bệnh Tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiêu.

Ở Madagascar, chiết xuất của Dừa cạn đã được sử dụng từ lâu như một loại thuốc an thần, hạ huyết áp, sát trùng và thuốc điều trị tiểu đường. Ở Ấn Độ, chiết xuất từ lá của Dừa cạn đã được sử dụng để xử lý vết ong đốt. Ở Trung Quốc, Dừa cạn được biết đến như một loài cây giúp lợi tiểu, trị ho và làm săn se niêm mạc. Ở Trung và Nam Mỹ, Dừa cạn được sử dụng để chữa viêm mắt và đau họng. Có người dùng để hỗ trợ điều trị ung thư máu, ung thư phổi có hiệu quả. Cách dùng dừa cạn trong các bài thuốc cổ truyền: thường dùng thân và lá phơi khô sắc uống, có thể dùng tới 50 g.

Một số bài thuốc trong dân gian có sử dụng Dừa cạn

Trị bỏng nhẹ:

Trong dân gian người ta dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng (chú ý chỉ đắp trong trường hợp không trợt da, bỏng nhẹ) làm mát da thịt, giảm đau, chống bội nhiễm.

Lỵ trực trùng:

Đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sút cân nhanh.

Sử dụng bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g. Đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày.

Bệnh trĩ:

Búi trĩ sưng đau, tiết dịch, chảy máu tươi.

Bài thuốc: dùng hoa và lá dừa cạn, lá thầu dầu tía. Hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Đồng thời cho uống bài sau: dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang. Dùng thuốc 10 ngày liền. Nghỉ 3 – 4 ngày, sau đó tiếp đợt 2.

Chứng tiêu khát:

Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.

Bài thuốc: dừa cạn 16g, cát căn 20g, thạch hộc 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g, ngũ vị 10g. Sắc 3 lần uống 3 lần, ngày 1 thang.

U xơ tuyến tiền liệt:

Dừa cạn 12g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, chè khô 12g, hoàng cung trinh nữ 5g, cát căn 16g, bối mẫu 10g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Điều trị zona:

Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, thổ linh 16g, bạch linh 10g, kinh giới 12g, chi tử 10g, nam tục đoạn 16g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Thuốc đắp: lá dừa cạn, lá cây hòe. Hai thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại. Tác dụng: làm giảm đau nhức.

Trà dược cho bệnh nhân tăng huyết áp:

Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40g. Hãm nước sôi vào ấm, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền vững thành mạch, êm dịu thần kinh, phòng chống và ngăn ngừa những tai biến có thể xảy ra.

Phụ nữ bị bế kinh:

Đau bụng, mặt đỏ, bụng dưới căng đầy, tính tình cáu gắt. Bài thuốc: dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Nghiên cứu theo Y học hiện đại

Tác dụng chống ung thư:

Tác dụng đối với bệnh ung thư của cây dừa cạn được tình cờ phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi nhà khoa học Noble (Đại học Western Ontario, Canada) thực hiện nghiên cứu lá dừa cạn với mục đích tìm hiểu tác dụng của cây này đối với lượng đường huyết trong cơ, ông nhận thấy trong lá dừa cạn có những chất tác dụng mạnh đến tế bào bạch cầu và tủy xương.

Từ đó, theo hướng nghiên cứu các chất gây độc tế bào hoặc ức chế phân bào bạch cầu ác tính, Noble và cộng sự đã chiết ra được chất có hoạt tính chống ung thư đặt tên là vincaleukoblastin vào năm 1958 (sau này đổi tên thành vinblastin). Hợp chất này được cấu tạo bởi hai alcaloid đơn phân tử là catharanthine và vindoline, cả hai chất này đều ở dạng tự do trong cây.

Cũng trong khoảng thời gian trên, một nhóm các nhà khoa học gồm Svoboda, Johnson, Neuss và Gorman, Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh rằng, phân đoạn alcaloid từ dừa cạn có tác dụng kéo dài đời sống của chuột bị gây bệnh bạch cầu P-1534 lympho cấp tính. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng. Svoboda và cộng sự cũng chiết được leurosin – một alcaloid có cấu trúc hóa học tương tự vinblastin. Đến năm 1961, Svoboda tiếp tục phân lập được 6 alcaloid mới (isoleurosin, lochneridin, sitsirikin, vincamicin, catharin, vindolicin) và chiết được 2 alcaloid dimer mới là leurosidin và vincristin. Đây là những alcaloid rất giống với leurosin, vinblastin và có hoạt tính rất mạnh chống lại bệnh bạch cầu P-1534 ở chuột.

Tính đến nay, các nhà khoa học đã xác định được trong dừa cạn có hơn 90 alcaloid khác nhau, trong đó có khoảng 20 alcaloid có hoạt tính chống ung thư. Vinblastine có ở lá với hàm lượng 0.013-0.063%, ở bộ phận trên mặt đất 0.0015%, ở rễ 0.23%. Vincristine có hàm lượng thấp hơn 0.0003-0.0015%.

Kể từ sau những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào thập niên 60 của thế kỷ trước, các alcaloid từ dừa cạn như vinblastin, vincristin đã được sử dụng rộng rãi như các hóa trị liệu cho nhiều loại ung thư khác nhau như: Ung thư lympho (Hodgkin và non-Hodgkin), ung thư tinh hoàn, ung thư phổi, ung thư vú, sarcom.

Đọc thêm: Mua cao khô dược liệu Dừa cạn Vietgap giá rẻ

Tác dụng trên tim mạch và huyết áp:

Trong một nghiên cứu, chiết xuất từ ​​lá Catharanthus roseus với liều lượng 30 mg/ 155 ± 15 g trọng lượng cơ thể được tiêm phúc mạc (i.p.) vào chuột ở vào mỗi buổi sáng trong suốt thời gian điều trị. Kết quả cho thấy dịch chiết Dừa cạn làm thay đổi các thông số về tim mạch, có tác dụng hạ huyết áp.

Dừa cạn – Vị thuốc có thể chữa ung thư ? 2

Tác dụng làm giảm Triglycerid, Cholesteron máu của dừa cạn so với Atenolol.

Tác dụng hạ đường huyết và tác dụng trên gan:

Trong nghiên cứu, cho chuột ( đã gây ảnh hưởng của Alloxan) uống hàng ngày dịch chiết lá Catharanthus roseus ( dichloromethane: methanol (1:1)) với lượng 500 mg/kg trọng lượng cơ thể) trong 20 ngày. Kết quả cho thấy, enzyme gan hexokinase tăng đáng kể, enzyme glucose 6 ‐ phosphatase và fructose 1,6 ‐ bisphosphatase đã giảm đáng kể.

Tác dụng chống giun sán:

Từ các kinh nghiệm dân gian, nghiên cứu tiến hành với nồng độ 250mg/ml dịch chiết ethanol lá Dừa cạn có khả năng làm chết giun sán sau 46,33 phút.

Tác dụng hạ đường huyết:

Nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của các chất vindoline, vindolidine, vindolicine và vindolinine từ dịch chiết lá Dừa cạn, cho kết quả là chúng tăng hoạt động của tế bào tuyến tụy và tế bào myoblast.

Vindolicine cũng thể hiện tác dụng chống oxy hóa cao nhất trong các chất trên, ở cả khả năng hấp thụ gốc oxy và thử nghiệm 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl, và hợp chất này cũng làm giảm tổn thương oxy hóa do H2O2 gây ra cho các tế bào tuyến tụy.

Như vậy, nhờ vào sự hiện đại của khoa học, các tác dụng của Dừa cạn được ứng dụng trong các bài thuốc cổ truyền ngày càng được tìm hiểu sâu hơn, làm sáng tỏ hơn. Từ các kết quả nghiên cứu đó, việc sử dụng dừa cạn như một vị thuốc hiện đại có thể chữa được nhiều loại bệnh, đặc biệt là một số loại ung thư là hoàn toàn có khả năng.

Nguồn Nguyên liệu chất lượng cao

Dừa cạn có nhiều tác dụng tốt, thế nhưng không phải người dùng nào cũng có thể mua được các sản phẩm chất lượng bởi thị trường đang tràn ngập nhiều loại dược liệu chất lượng kém. Sản phẩm chất lượng kém không những không thể chữa được bệnh mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dùng. Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen với Dược liệu sạch từ vùng trồng đạt tiêu chuẩn VietGap, chiết xuất dưới dạng cao khô dược liệu cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, phù hợp với nhiều dạng bào chế, cho sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người dùng.

Biogreen – Khoa học dẫn lối thành công