Cao xạ hương có tác dụng gì? Dùng như thế nào?

Cao xạ hương có tác dụng gì? Dùng như thế nào?

Cao xạ hương có nguồn gốc từ đâu? Tác dụng của cao xạ hương với sức khỏe là gì? Cách sử dụng cao xạ hương như thế nào cho hiệu quả cao nhất? Nếu bạn đọc đang băn khoăn thắc mắc về những vấn đề kể trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Cao xạ hương có tác dụng gì? Dùng như thế nào? 1

Cao xạ hương

Nguồn gốc của cao xạ hương

Cao xạ hương được làm và sản xuất từ nguồn nguyên liệu thảo dược tự nhiên là cỏ xạ hương. Đây là một loài thực vật có hoa thuộc chi Bách lý hương (Thymus), họ Hoa môi (Lamiaceae). Tên khoa học thường dùng của cỏ xạ hương là Thymus vulgaris. 

Cỏ xạ hương hiện nay có có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế giới nhưng ít người biết rằng loài cây này có nguồn gốc từ châu Âu, cụ thể là từ phía tây Địa Trung Hải đến miền nam nước Ý. Một số đặc điểm của loài thực vật này là:

+ Thân cây bụi hóa gỗ với chiều cao chỉ khoảng cao 30 – 70 cm. Thân cây cỏ xạ hương phân nhánh nhiều và có lông mịn, thường mọc thành khóm. 

+ Lá xạ hương có hình ngọn giáo dài khoảng 5 – 9 mm, cuống lá ngắn, mép lá cuốn lại có lông như bông ở mặt dưới. 

+ Hoa xạ hương mọc ở nách lá, màu trắng hồng, kích thước chỉ khoảng 4 – 6 mm. 

+ Quả xạ hương là loại quả bế với 4 hạch nhỏ, màu nâu

Trong lịch sử, cỏ xạ đã được sử dụng từ thời cổ đại:

+ Người Ai Cập thường dùng xạ hương để ướp xác. 

+ Người Hy Lạp thường dùng để đốt cháy tạo mùi hương cho phòng tắm hay các đền thờ. 

+ Người La Mã thường dùng để làm sạch phòng và tạo vị thơm cho pho mát hoặc rượu. 

Ngày nay, do có mùi hương dễ chịu cùng một số tác dụng tốt cho sức khỏe nên cỏ xạ hương được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như thực phẩm và dược phẩm. 

Cao xạ hương có tác dụng gì? Dùng như thế nào? 2

Cây cỏ xạ hương mọc ngoài tự nhiên

Cao xạ hương có tác dụng gì?

Bộ phận được dùng để làm dược liệu, làm cao hoặc dùng để chiết lấy tinh dầu của cỏ xạ hương là phần ngọn cây, bao gồm cả hoa và lá. 

Trong ngành thực phẩm, cỏ xạ hương thường được dùng trong văn hóa ẩm thực của các nước phương tây. Loài thực vật này có thể sử dụng trong nhiều loại món ăn khác nhau (thịt, rau, thịt hầm, súp, độn, bánh mì thịt, ướp và pate…) với vai trò là chất tạo hương vị.

Trong thành phần của cao xạ hương, 2 hoạt chất quan trọng nhất là Thymol và Carvacrol:

+ Thymol có tác dụng kháng viêm nhờ cơ chế ức chế sự sản sinh elastase được giải phóng khi hoạt hóa đại thực bào. Thymol được đánh giá là chất tự nhiên có khả năng kháng sinh kháng khuẩn tương tự như nhiều thuốc kháng sinh trong nhóm penicillin, có thể dùng trong các trường hợp bị viêm đường hô hấp.

+ Carvacrol cũng có tác dụng kháng viêm tốt do cơ chế kích thích tăng sản sinh Interleukin 10. 

+ Thymol còn có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh tăng cường sức khỏe cho người già yếu và trẻ nhỏ, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. 

+ Một số nghiên cứu còn chứng minh được khả năng ức chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể. 

Hiện nay, thymol trong cỏ xạ hương còn được ứng dụng để làm chất sát trùng trong các loại nước xúc miệng, nước rửa tay tự nhiên không chứa cồn. Đồng thời thymol còn có thể dùng để trị nấm (đặc biệt là nấm móng chân) và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. 

Cao xạ hương có tác dụng gì? Dùng như thế nào? 3

Cỏ xạ hương phơi khô làm dược liệu

Cỏ xạ hương dùng như thế nào? 

Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm được làm từ cỏ xạ hương trên thị trường như dược liệu khô, tinh dầu hay cao xạ hương. Bạn có thể dễ dàng sử dụng loại thảo dược này để tăng cường sức khỏe theo một vài cách sau đây:

+ Pha trà uống: dùng 1 thìa cà phê cỏ xạ hương khô hoặc nửa thìa cao xạ hương hòa với khoảng 200 – 300ml nước nóng. Sau 5 phút là có thể dùng được, có thể thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn. 

+ Sắc kết hợp với các loại thảo dược có tác dụng chống viêm khác trong các trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp. 

Tinh dầu cỏ xạ hương thường được dùng để tạo mùi hương trong không khí. Bạn có thể dùng đơn giản bằng các thiết bị xông tinh dầu phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, tinh dầu xạ hương nói riêng và các loại tinh dầu khác nói chung không nên sử dụng với hàm lượng cao và trong khoảng thời gian dài. 

Thêm một chú ý nữa khi sử dụng là: mặc dù có độ an toàn cao và không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng cũng nên tránh dùng xạ hương cho phụ nữ mang thai thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào trong trường hợp này. 

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguồn gốc, tác dụng và cách sử dụng của cao xạ hương. Để tìm hiểu thêm về nhiều loại dược liệu và thảo dược quý khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/